Phân Biệt Kinh Doanh Quốc Tế (KDQT - INTERNATIONAL BUSINESS) Và Kinh Tế Quốc Tế (KTQT - INTERNATIONAL ECONOMICS)

Tổng Quan

Kinh doanh quốc tế và Kinh tế quốc tế là 2 ngành đều thuộc nhóm ngành kinh tế ngoại thương:
  • Các môn học trong hai ngành này phần lớn đều tập trung vào các vấn đề xoay quanh và liên quan tới việc kinh doanh đa quốc gia;
  • Hai ngành phù hợp với những bạn năng động, muốn có phong cách làm việc quốc tế, trong các công ty nước ngoài, giúp bản thân phát triển theo những tiêu chuẩn có thể cạnh tranh với nhân lực quốc tế;
  • Để có thể đăng ký nguyện vọng 2 ngành này, học sinh cần thi các tổ hợp môn khối A00 hoặc D01. Ngành KDQT nhận thêm tổ hợp môn khối C03, còn ngành KTQT nhận tổ hợp môn khối A01.

Kinh tế quốc tế

Đây là ngành nghiên cứu lý luận quan hệ kinh tế quốc tế, thiên về vấn đề kinh tế vĩ mô như phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới và những vấn đề về hội nhập kinh tế. Phạm vi của Kinh tế quốc tế rất rộng, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại quốc tế và tài chính quốc tế. Ngành Kinh tế quốc tế có vai trò lớn về mặt lý thuyết, thực nghiệm và mô tả.
  • Học sinh sẽ được học cách nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia; nghiên cứu các hoạt động giao dịch, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ được thực hiện giữa các quốc gia để mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức kinh tế.
  • Chương trình học thường bao gồm các môn Kinh tế quốc tế, Nền kinh tế thế giới, Chính sách kinh tế đối ngoại, Hội nhập kinh tế quốc tế...
Ngành KTQT đào tạo cử nhân có kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế và các tổ chức, thể chế quốc tế.

Kinh doanh quốc tế

Đây là ngành nghiên cứu quản trị, thiên về những vấn đề vi mô, đi sâu vào hoạch định, triển khai các hoạt động kinh doanh và đầu tư quốc tế.
  • Học sinh được học chi tiết về các hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại, chuyển giao hàng hoá, dịch vụ, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp và các quốc gia với nhau. Học sinh được học về các cách thức giao dịch giữa các doanh nghiệp nằm ở các quốc gia khác nhau, cũng như hiểu những tác động của các hoạt động kinh doanh tới thị trường trong nước và ngoài nước. Từ đó giúp các doanh nghiệp quốc tế nắm bắt được những biến đổi của thị trường thế giới và có những phương án giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh.
  • Chương trình học gồm các môn như Kinh doanh quốc tế, Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế, Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Marketing quốc tế, Tài chính quốc tế, Nhân sự quốc tế và kế toán quốc tế...
Ngành KDQT đào tạo cử nhân được trang bị kiến thức chuyên ngành và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp, cạnh tranh cao.

Tóm Lại

KTQT:
  • Nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia, thiên về vĩ mô.
  • Sinh viên học về mối liên hệ và tác động, phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia, từ đó đưa ra giải pháp lợi ích kinh tế.
  • Một số nghề nổi bật: Nhà nghiên cứu, quản lý về thương mại, đầu tư và dịch vụ quốc tế trong các tổ chức, doanh nghiệp; chuyên gia theo dõi, phân tích và tư vấn các dự án quốc tế, nhà quản lý dự án phát triển quốc tế, các công việc liên quan đến lập kế hoạch, phát triển thị trường quốc tế,…; các vị trí trợ lý hay chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách,… nhân viên nghiên cứu thị trường và tư vấn phát triển thị trường; chuyên gia Marketing quốc tế; giảng viên, nghiên cứu viên kinh tế trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp,...
KDQT:
  • Nghiên cứu quản lý các mối quan hệ và hoạt động trực thuộc doanh nghiệp, bao gồm những hoạt động kinh doanh và đầu tư quốc tế phát triển doanh nghiệp, thiên về vi mô.
  • Sinh viên học những kiến thức cơ bản về kinh doanh, sau đó đào sâu về các hoạt động kinh doanh, quản trị kinh doanh.
  • Một số nghề nổi bật: Chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu; nhân viên nghiệp vụ vận tải (đường sắt, đường biển, đường hàng không); quản lý doanh nghiệp và các lĩnh vực trong doanh nghiệp như marketing, bán hàng,...; quản trị nhân sự, tài chính của công ty, doanh nghiệp,...; chuyên gia nghiên cứu thị trường, chuyên gia marketing quốc tế, chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế, chuyên gia xúc tiến thương mại, nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế…
Mong rằng bài viết có thể giúp các bạn nắm rõ định hướng của mỗi ngành, từ đó đăng ký nguyện vọng phù hợp cho mình ^^
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'PHÂNBIỆTHAINGÀNH HAINGÀNH BIỆT KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ'
 
Nguồn tham khảo : Lizzie Duong
https://www.facebook.com/groups/570788080008873/?multi_permalinks=1741406422947027&ref=share
 


Jul 27, 2023

22 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL