Bí Thuật Bén Não Bằng Tỷ Lệ Tiêu Thu/Sản Xuất

BÍ THUẬT BÉN NÃO = TỶ LỆ TIÊU THỤ/SẢN XUẤT

Có thể là đồ họa về văn bản cho biết 'INSTAGRAM TWITTER YOUTUBE BOOKS BRAIN Creatvity エ'

Mình có mấy đại ca đại tỷ productive kinh khủng, tựu chung lại có một bí quyết là: luôn giữ tỷ lệ consume/produce nhất định.

Và không consume to the full of mind. Cần để đầu óc có khoảng trống - đôi khi là trống rỗng (nhờ tập thể thao hay thiền định).

Những thứ lướt qua trong vô thức, xem/nghe nhưng không ngẫm - kiến giải và ứng dụng; cũng giống như ăn junk food hay thức ăn không tiêu vậy.

Dần dà trong đầu sẽ phát sinh 'mỡ' (trữ nhưng không dùng) và tập cho não thói quen thụ động (tiếp nhận nhưng không ghi nhận, lưu trữ hay xử lý).

Dạo này mình tập thói quen tóm tắt các nội dung hay (bắt đầu bằng các idols như chú Phan Văn Trường, Scott Galloway... bằng Curieous - hình thức ngắn gọn, trực quan và dễ tương tác (tiếp) nhất mà mình biết) thì trung bình 10-12 phút video mình tóm tắt thành 15-18 frames trong Curieous - trong tầm 25 phút.

Tức là 1 clip 60-70 phút (thường clip dài mới hay) mình tốn xấp xỉ 4 tiếng để thật sự thẩm thấu và ghi nhận (nghe 1-2 lần trước rồi ngồi xuống tóm tắt). Và không phải là 4 tiếng liên tục - cũng còn phải nghỉ não nữa.

Rất tập trung thì khoảng 2-3 ngày tóm tắt xong và 'thấm' một clip. Tất nhiên xong thì rất đã - nhưng nó cũng cho mình một ý niệm về (mức đầu tư cần thiết) để thật sự thẩm thấu một nội dung.

Mà có phải tỏi phú đâu để cả ngày chỉ ăn - nghe đọc học nghĩ. Nên nguồn lực dành ra để phát triển bản thân (thật sự nắm vững và trọn một điều gì) là rất lớn và cần rất kiên định.

Đâu đó có nhiều hình thức khác như đọc nhanh nghe nhanh tóm tắt siêu gọn này nọ lọ chai nhưng mình vẫn tin là good things take time.

Hiểu được tỷ lệ Consume/Produce trên sẽ đề xuất 3 cải thiện:

(1) hạn chế tiếp thu đại trà, thụ động và liên tục. Vừa chạy bộ vừa nghe audio book, vừa làm việc vừa nghe podcast chỉ làm bạn CÓ CẢM GIÁC hiệu quả hơn thôi chứ không có mấy impact nếu không có những khâu deep work theo sau.

(2) tăng tốc độ và khả năng Produce.
Để viết nhiều thì phải đọc nhiều - ai cũng biết.
Để đọc nhiều hơn thì phải viết nhiều hơn nữa - không phải ai cũng làm được.

Đừng (chỉ) đo lường giá trị một ngày qua Consume - 'hôm nay em đọc được sách này hay, nghe được video này hay... blah blah blah'

So what?
And
WIIFM?

Thành tựu đến từ thành quả, không phải nỗ lực.

(3) CẢI THIỆN ĐẦU VÀO
Nếu một ngày bạn chỉ được xem 3-5 materials (aka 'eat lean tinh thần') thì đó là những sources nào?

Chắc chắn không phải là những source free-và-hên-xui hay giật-tít-câu-view-kéo-cảm-xúc rồi.

Đó là lý do những tiền bối nêu trên dành rất nhiều tâm sức để curate dòng input của họ: có thể là tiền (premium sub), network hay filter. Tất cả để đảm bảo chỉ có 'cực phẩm' mới đưa đến và đáng để họ bỏ thời gian.

Quay lại tỷ lệ trên, người 'dễ tính' nhất trong nhóm có tỷ lệ là 7:1 - nôm na là tiêu thụ 7 nội dung thì phải ra 1 thành phẩm.
Luyện tập đủ lâu thì trước mỗi input, đầu óc đều dựng nên một 'cửa ải' là 'việc cam kết vào tiêu thụ nội dung này có thể hỗ trợ gì cho các mục tiêu trước mắt của tôi?'

Còn người khó tính nhất có tỷ lệ là 3:1 - cụ thể là một industry report/research paper & một quyển sách & 45 phút nghe hỏi đáp tóm tắt với personal executive assistant. Đại ca này chi khoảng 10.000 USD/tháng liên tục từ mấy chục năm để kiện toàn hệ thống này - một nửa là cho những thứ mình CẦN đọc (white list), nửa khác là cho những thứ mình CẦN KHÔNG BAO GIỜ ĐỤNG ĐẾN (blacklist).

"Chúng tôi tự hào về những việc mình KHÔNG làm cũng nhiều như những việc mình đã làm" - Steve Jobs.

"There are a thousand no's behind one yes" - Apple.

Là hai câu đại ca hay nhắc.

"Protect your mind - your world will be protected" là câu các tiền bối luôn nhắc.


Aug 18, 2023

15 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL