Đường vào đại học Mỹ - Lâm Vân An

Bài 1: Đường vào đại học Mỹ

     Lâu lâu các bạn lại thấy báo chí đăng tin cô bé này anh chàng nọ từ Việt Nam được vào Harvard miễn phí. Mọi người trầm trồ lên, trời ơi sao giỏi quá, người Vn mình toàn thiên tài không. Đường vào MIT/ Havard / Yale thấy khó nhưng lại không khó ha??? Là phụ huynh có con học 12 năm ở Mỹ, mình xin chia sẻ các bạn hành trình mình đã nhìn thấy ở lũ trẻ mình biết.
 
    Các bạn biết rồi đấy, ai cũng bảo ở Mỹ học cái gì cũng dễ và chương trình thoải mái, học nhàn tênh. Thực ra điều này đúng cho đến khi lên đến lớp 9- là năm đầu tiên của 4 năm trung học. Từ đây điểm số bạn bắt đầu có hệ luỵ vì nó sẽ được “quan tâm” khi bạn nộp đơn xin vào đại học. Đại học ở Mỹ không thi như ơ Việt Nammà là nộp đơn vào, trường sẽ xét duyệt dựa trên 3 tiêu chuẩn:
 
    1/ điểm tổng kết trung bình của 4 năm trung học gọi là GPA.
 
    2/ Điểm thi SAT/ACT là hai kỳ thi toàn quốc Toán và English để xét trình độ cơ bản của một học sinh (mỗi em được thi 3 lần và nộp điểm cao nhất của mình, max của SAT là 1600 và SAT là 36)
 
    3/ EC - extra curriculum - các hoạt động ngoại khoá của đứa trẻ, ngoài giờ học em làm gì, chơi thể thao, sinh hoạt loại hình nghệ thuật gì trong trường, em có đi làm không, làm gì?
 
    4/essays bao gồm một chuỗi các bài văn bạn sẽ viết chia sẻ về bản thân và các quan điểm cá nhân của mình cũng như điều mình quan tâm và hành trình bạn thành con người của bạn như hôm nay.
 
    Nếu bạn học lèng bèng phiên phiến trong các năm cấp 1,2, và mất căn bản thì xem như năm cấp 3 bạn phải nỗ lực rất rất nhiều mới sống sót được. Nếu bạn học lệch giỏi toán nhưng kém về ngôn ngữ thì SAT của bạn max chỉ là 800 từ môn toán và 200-300 từ môn tiếng Anh, tổng cộng 1200 Sat là khó cơ hội cạnh tranh rồi, thêm nữa bạn không biết viết luận văn là thêm một điểm tiêu cứ nữa cho bộ hồ sơ của bạn. Mình thấy nhiều bạn trẻ ở VN theo gia đình định cư khi đã lớn, dù rất khá tiếng Anh nhưng vẫn không đủ khả năng viết tiểu luận nọp cho các trường vì mỗi trường từ 3-6 bài văn nộp vào và đôi khi họ yêu cầu supplemental esays (bài viết thêm) với những câu hỏi cực kỳ khó nuốt. Mục đích là để xem anh này/chị này ngoài việc học giỏi thì có phải là người có não, có EQ để xứng đáng bước vào hàng sinh viên mà họ mong muốn không?
 
     Rồi xong, khi con bạn năm cuối 11, đường đua vào đại học chính thức bắt đầu.
 
     Mỹ có gần 5000 trường đại học, trong đó 50 trường được xét là top 50, còn lại là những trường ít tên tuổi mà người Việt mình ít nghe nói. Thực ra các bộ mẹ cos con du học Mỹ phần lớn nằm trong các trường ít têb tuổi này, nhưng không sao vì đại học mỹ là ngon rồi, còn trường vô danh tiểu tốt cũng không sao.
 
     Trong top 50 này, Có 8 trường gọi là IVY LEAGUE vì 1937 họ lập ra một liên đoàn thể thao tên và một nhà báo đã đặt cho 8 trường này là Ivy League : Harvard, Princeton, Yale, Penn, Dartmouth, Cornell, Columbia and Brown. Ngoài ra có những trường trong top 20 như Standford, Duke, Notre Dam, Uchicago, Bennard, Rice cũng là những trường đỉnh của đỉnh vì tiêu chí lựa chọn gắt gao. Tất cả là trường tư- tiền học mỗi năm đã len đến 70K-100K a year. Ngoài ra còn có một nhóm gọi là Public Ivy - những trường công tiền học ăn ở dorm chừng 30K một năm cho dân in state (nếu bạn song ở tiểu bang có trường đó) như UC - university of California UC BERKELEY chi nhánh Berkeley, UCLA - UCLA university of California chi nhanh Los Angeles, UF - university of Florida, UNC - university of North Carolina chi nhánh Chappelhill, AVA - university of Virginia, UT Austin - University of Texas, university of Texas chi nhánh Austin. Các trường này cực kỳ khó vô vì tiêu chuẩn xét cực khó (các trường cùng tên nhưng chi nhánh khác như UT Dallas, UC Santa Barbara thì dễ hơn chút) vì bạn nào bèo bèo là out ngay và lun.
 
     Xong, bạn học giỏi, điểm ACT gần như tuyệt đối 35/35, SAT 1580, bạn là thủ lĩnh sinh viên của trường Class President, ngoài ra bạn thành lập và là chủ tịch 4 câu lạc bộ clb ngoại khóa như President of Swim club trong trường, President clb nói tiếng Tây Ban Nha, Chief Editor một tờ báo bạn mới lập ra với đông người theo dõi, chủ tịch clb chạy marathon, chủ tịch clb tennis trong trường, từ bé đã đi vào các lớp nâng cao và chiếm nhiều giải thưởng về nghệ thuật… tuy nhiên bạn nộp đơn vào các trường đại học top school thì vẫn RỚT BỊCH BỊCH như chuối chín rụng cây là vì sao?
 
     Vì các trường top 20 chon rất ít sinh vien: 2022 trường Yale có số sinh viên nộp đơn la 52250, chỉ có 1145 em được nhận( ti le thành cong 4-5%) bạn phải đấu với 53K những bạn cực kỳ xuất sắc trên khắp thế giới nộp đơn vào Yale. 100 người chỉ lấy 4 người mà đi như thế cho hết 53K người…
 
     Quyển sách Who gets in and why - ai được vào trường top và lý do tại sao là một quyển thú vị. Quyển này tiết lộ: mỗi năm các trường tư top 20 của Mỹ này chừa chỗ sẳn cho 5 nhóm:
 
     1/Sinh vien chơi thể thao sports Thành tích cực xuất sắc vì họ muốn tuyển cả trăm sinh viên rất giỏi một môn nào đây vào các clb thể thao làm đại diện cho họ để mang chuông đi đánh trong các liên đoàn (bạn của Kay nhà mình SAT có 1120 nhưng là vận động viên nhảy sào thứ hai của cả nước mỹ, thế là Harvard nhạn luôn)
 
     2/Con các nguyên thủ quốc gia như con tổng thống Brazil, con cái Obama, con gái của Hoàng thân Monaco chẳng hạn
 
     3/Legacy: 3 đời nhà bạn đã học ở đó chưa, một em học khá chứ không xuất sắc trong lớp K có ông ngoại, mẹ, cậu ruột học trường Rice thế là em nộp vào Rice được nhận lun
 
     4/Donation: bố mẹ ông bà gia đình danh giá tặng cho trường mỗi năm vài chục triệu đô
 
     5/các bạn sinh viên nghèo học giỏi vượt khó của các nước thế giới thứ ba như Cambodia, Việt Nam, Somali, Namibia, Mozambic (full ride - học bổng toàn phần) để các trường này có thể giúp đỡ the giới (ví dụ đầu tiên của bài là trường hợp này).
 
     Rồi còn lại chừng 600 chỗ chia cho dân Mỹ và international cực giỏi nhưng phải có tiền đóng chừng 70-80K/năm. Yale năm nay 82K/year.
 
     Bây giờ bạn 18t chưa có tiền nhưng là 1 responsible person vì bạn đã bước qua 18, tuổi trưởng thành, bạn đang đối diện với câu hỏi: mình đã chiến đấu với 55K người và là một trong những người còn đứng đây vậy mình sẽ vào Yale mỗi năm bỏ ra 80K bằng cách nào? Có nên vay student loan lãi chồng lãi rồi sau khi tót nghiệp ôm cục nợ 320K trả suốt đời hay bạn nên làm gì? 
 

Bài 2: Đường vào đại học Mỹ

 
     Có nhiều bạn hỏi tôi trường top 20 hay top 50 của Mỹ tại sao lại xét tuyển khó kinh hồn vậy.
 
     Câu trả lời đơn giản là vì đó là “hàng hiệu”, các trường này có lịch sử thành lập lâu đời, đã đào tạo ra rất nhiều nguyên thủ quốc gia cho Mỹ và cho thế giới, nơi những nhà khoa học nổi tiếng với nhiều công trình nhận giải Nobel, nơi “thai nghén” những công trình nghiên cứu hữu ích cho nhân loại.
 
     Vậy Nếu bạn cực kỳ xuất sắc, GPA tuyệt đối, SAT/ACT tuyệt đối, thành thích ngoại khoá lẫy lừng, thâm chí tốt nghiệp lớp 12 Valedictorian (hạng nhất toàn trường) ở Mỹ thì bạn có cơ hội? Chưa chắc nha. Ở Mỹ có 43,000 trường trung học công và tư, nếu trường bạn có 800 học sinh, bạn nằm trong top 1% xếp hạng (gọi là ranking) từ hạng 1- đến hạng 8 của 800 em đó vốn là 8 đứa siêu sao, học gì cũng giỏi, (tôi biết rất nhiều em lớp 12 học ngày học đêm đến 1-2 giờ sáng giành giật nhau từng điểm một để giữ vững vị trí top 1% trong trường) tham gia đủ thứ hoạt động, chủ tịch/ đồng chủ tịch nhiều clb ngoại khoá …. vậy mà 99% nộp vô trường top 20/50 nào cũng bị reject - reject- reject - từ chối sạch! Bạn ngơ ngác tự hỏi tại sao? Why why why? Lol câu trả lời ngắn gọn nhứt là đất chật người đông thì xác xuất trúng tuyển thấp.
 
     Ví dụ như Yale có 55,000 người nộp đơn nhưng lấy có 1,000 em thì quả là bạn đã chui đầu vào cánh cửa hẹp rồi.
 
     Theo thống kê bộ giáo dục Mỹ năm 2023 này có khoảng 3.1 triệu học sinh Mỹ tốt nghiệp lớp 12, bạn chỉ cần “chiến” với top 1% của số đó là 31000 đứa khác top 1% của 43,000 trường trung học có cùng thành tích như bạn (similar stats) thì cũng là cuộc chiến cực kỳ khốc liệt “lửa cháy tất cả các mặt trận” chứ không đùa. Một lúc nào đó, bạn nhận ra mình giỏi, mình rất “special” (đặc biệt) nhưng mình không hề “unique” (có một không hai) vì có đến mấy chục ngàn người… giống y chang mình. Mình nhứt trường thì có 43,000 đứa khác cũng tốt nghiệp thủ khoa. Vậy hà cớ gì mấy trường top 20/ top 50 này phải nhận bạn mà không nhận 42,999 bạn khác vốn cũng là thủ khoa của những trường kia?
 
     Rồi thêm nhóm học sinh xuất sắc của cả thế giới nộp đơn vô Mỹ. Ai cũng siêu sao thiên tài hết, điều gì sẽ làm các trường này để mắt đến bạn? Bạn đã từng nghiên cứu tìm ra thuốc điều trị ung thư??? hay bạn đã khám phá ra cách du hành xuyên thời gian không gian nào đó???
 
     Rồi! Cứ cho là vì bạn quá xuất sắc, bạn “unique” bạn đã làm những điều đó và bạn được nhận. Bravo, chúc mừng bạn, bạn lỗi lạc quá, là vàng ròng nguyên khối - Harvard/Yale/ MIT material. Nhưng mà… sau khi được nhận 3-4 tuần thì Financial package - bảng giá mỗi trường gửi đến nhà.
 
Học phí xxxxx
Chi phí ăn ở xxxxx
Sách vở, đi lai xxxxx
Bạn giật mình nhìn con số COST OF ATTENDANCE - COA $92,000/year
 
     Bạn oà lên: con cứ tưởng vô mấy trường này mình học free? tại sao con không được học bổng gì cả? Con học giỏi thế cơ mà? Bố mẹ đã hứa từ lúc con còn bé: con cứ học giỏi thì con sẽ vào được trường top? Con tưởng con sẽ có học bổng chứ?
 
     Well well well, lúc này bạn mới bàng hoàng nhận ra, ở Mỹ học bổng có hai loại: need based và merit based, need based nôm na là trường cấp cho ai cần (tam dịch là học bổng nhà nghèo học giỏi) merit based nôm na là học bổng cấp cho người không cần tiền tài trợ nhưng thành tích quá siêu, nôm na là nhà giàu học giỏi.
 
     Vậy làm sao biết bạn qualify cho loại nào? Đến lúc nộp chi tiết tài chính, tất cả các trường đại học ở Mỹ đều yêu cầu phu huynh điền đơn FAFSA. Ngoài Fafsa, còn CSS la 1 form khác do các trường tư yêu cầu điền vào và dựa vào thông tin khai thuế của cha mẹ bạn, thu nhập bố mẹ quyết định bạn sẽ được nhận học phí bao nhiêu, có học bổng loại gì. CSS là một form cực kỳ chi tiết hỏi cả trăm câu hỏi về tình hình tài chính kinh doanh tài sản của phụ huynh (Gian dối trên các loại đơn này là federal fraud - tội liên bang và khi bị Department of Education audit là vào tù như chơi), các câu hỏi rất - soi mói như ba mẹ bạn đang lái xe gì? Ví dụ ông bố có chiếc Mercedes mới mua mà không khai thì họ vẫn truy ra luôn là số social này link với chiếc xe này, không thể nào gian dối. Gia đình bạn kinh doanh gì? Asset bao nhiêu họ biết hết. Tôi có người bạn bỏ sót không khai 1 chi tiết thì bị họ gửi thư đòi bổ sung giấy tờ supplement documents. Nghe bảo Họ có cả một admission team làm việc ấy. Thấy gì nghi ngờ là đòi bổ sung chứng minh rất mệt. Tóm lại: Nếu thực sự bạn xuất phát từ gia đình cực nghèo và bạn có tất cả những thứ kể trên thì có khả năng bạn sẽ được vào trường top miễn phí. Còn nếu nhỡ bạn gia đình bạn không thuộc diện cực nghèo thì…
 
     Tôi đã từng thấy một số bạn bè bé con nhà mình được nhận vào MIT, Harvard, Stanford, Yale nhưng lũ trẻ không chọn đi các trường đó cũng vì lý do này: Financial package quá nặng, bố mẹ chúng không đủ “nghèo”để nhận lòng thương xót từ các trường giàu ban phát cho học bổng need based , thu nhập họ ở mức “trung lưu” nhưng họ cũng không đủ giàu để đóng 90K-100K cho một đứa con/một năm ở các trường này. Họ nói 4 năm tốt nghiệp nợ 400K, đứa bé học thêm 4-6 năm grad school nữa ra đời đã ôm trên đầu cục nợ 1 triệu đô la. Họ có vài đứa con khác đang lớn nữa và họ cũng không cho rằng đi trường nổi tiếng là điều cần thiết.
 
     Vậy bọn trẻ ở Mỹ đi vào đại học kiểu gì? Những gia đình quá khó khăn thì cho con vào community College cao đẳng cộng đồng (ăn ở tại nhà, mỗi nam đóng học phí vài ngàn đô)rồi sau 2 năm liên thông lênnđại học, như thành phố tôi ở có mấy cái community college, học 2 năm xong có thể xin chuyển lên U of H (university of Houston) cũng là một trường tương đối nhưng nếu vào học từ năm nhất thì học phí đã là 11k-12K/năm, (nếu ăn ở nhà bố mẹ thì sẽ tiết kiệm tiền ăn ở) nhưng rất nhiều chi phí liên quan tiền gửi xe, tiền sách vở, chi phí đi lại…
 
     Những gia đình rất giàu vài chục triệu đô assets mà cty tôi là tư vấn tài chính thì sẳn sàng trả nguyên giá full price cho con vào trường top nếu con được nhận (nhưng họ cũng cho biết vào hay không là tùy đứa trẻ, vào đấy cũng chẳng phải sung sướng nhàn nhã gì vì các đứa con lớn hơn của họ đã trải qua rồi, nhiều trường nổi tiếng có cut throat environment - môi trường cạnh tranh lạnh lùng tàn nhẫn để lên top, con cái dễ trầm uất tự kỷ (tử) lắm. Nghĩ cũng có lý phải không bạn: Học 4 năm ở trường đỉnh của chop, phải cạnh trạnh toàn với những đứa elite thì rất khó mà giữ điểm top, mà không hàng top thì đường vào grad school hay doctorate program sau đại học lại càng khó khăn vất vả. Dù gì, sức khoẻ tinh thần và tâm lý tuổi 18 là quan trọng trên hết với các bạn vẫn còn tuổi teen này. Trong khi với cùng điểm số ấy, đi học ở các trường ít tên tuổi các bạn con nhà khá giả ấy lại được 100% học phí hoặc full ride (cả học phí ăn ở) và có khi được cho thêm tiền xài hằng năm- stipends. Va lại, nước Mỹ có hơn 4000 trường đại học còn lại, tuy không mấy tên tuổi nhưng cũng không quá tệ (ngoài top 50 schools) nên cỡ nào cũng sẽ có chỗ nhận bạn.
 
     Lúc xưa tôi từng nghĩ chính phủ Mỹ tốt lắm, không có tiền thì cứ mượn tiền đi học, từ từ trả, có gì căng, đến lúc đi làm mới tính lãi mà. Trời ơi sai lầm.
 
     Bản thân tôi đã từng ngồi xuống với vài trường đại học, bộ phận loan, họ giải thích: con bé 18tuoi nhà tôi chỉ tự mượn - tự đứng loan - được một số tiền rất nhỏ từ chính phủ- trong $5500 federal loan cho sinh viên năm nhất thì loan đươc chính phủ tài trợ khoản h 3,000 (lãi suất thì ra trường mới bắt đầu tính), còn $2500 kia và mấy chục ngàn đô còn lại chính phủ không hề tài trở, lũ trẻ cần phải mượn nợ và co-sign với bố mẹ, nghĩa là bố mẹ là người cùng đứng nợ với con (lãi suất ngân hàng bắt đầu tính ngay và luôn, khi họ xuất tiền ra cho mình vay, mức lãi năm nay là 7.5% một năm - còn hơn mức trả nợ tiền nhà mortgage rate của khối người ở Mỹ) mình muốn trả lãi sau, bắt đầu trả nợ sau khi ra trường vẫn được nhưng kiểu gì thì lãi suất cũng bắt đầu tính từ bây giờ, lãi mẹ di nhiên sẽ đẻ lãi con, khi con mình ra trường nhỡ may không có việc làm, con không trả được thì bố mẹ lãnh nợ … mà bố mẹ không trả được là “bad credit” thôi. Lãi suất di nhien phụ thuộc nhiều thứ nhưng nguyên tắc chung là $100 cho mỗi $10,000, nếu bạn nợ $500,000 thì mỗi năm bạn trả $50,000 vừa lãi vừa gốc.
 
     Hàng xóm nhà tôi có 1 người đứng chung hồ sơ mượn tiền với bà ngoại của anh vì gần hai mươi năm trước, credit của mẹ anh ấy không được tốt, sau hơn 10 năm vật vã lãi mẹ đẻ lãi con anh vẫn còn nợ student loan hơn 200K, bà ngoại anh bất ngờ qua đời thế là nhà bank đến đòi anh trả ngay lập tức, không cho anh thiếu nợ 1 xu nào nữa vì người đồng ký nợ đã qua đời. Đúng là một tình cảnh kinh khủng.
 
     Một trường hợp người thật việc thật khác là 1 cặp vợ chồng Mỹ bạn tôi, chồng bác sĩ vợ y tá, ong chong sau khi học 10 năm bác sĩ ra trường, lương hai vc năm 2022 gần 500K/năm nhưng nợ student loan của cả hai hơn 1triệu, tiền lãi cho khoảng này thôi đã là 70-80K/năm. Anh chồng nay đã 40, chị vợ 38 thêm 3 đứa con nheo nhóc vẫn vì làm bao nhiêu là gom trả nợ student loan cộng với lối sống nhiều chi phí - xe xịn, con học trường tư, ăn xài thoải mái nên mãi họ không mua nhà được, vẫn đang vật vã thuê nhà. Bạn nào muốn hiểu thêm về student loan mở Youtube xem bộ phim tài liệu Borrowed future - “tương lai đi vay mượn”sẽ rõ.
 
     Trong cùng một diễn biến, Merit based học bổng dựa vào học lực từ các trường top thì rất rất hiếm, tôi quen rất ít ai được undergraduate- bằng 4 năm full ride merit based từ các Ivy league school - bạn chỉ cần google “does Harvard/Yale/Standord give merit scholarship?” là thấy có câu trả lời) mostly NO NO NO vì các trường này phải dành quỹ need based để cứu giúp các bạn sinh viên nhà nghèo và các nước thế giới thứ ba. Còn gia đình bạn thu nhập mức trung lưu ư, bạn sẽ nhận thư từ trường “chúng tôi nghĩ bạn không có nhu cầu cần thiết (need established) để được cho học bổng nhà nghèo” Bạn nên lấy làm vinh dự vì đã được offer cho một chỗ trong trường, còn nếu không đủ khả năng tài chính thì xin bạn “xê qua một bên, next” (vì ngoài kia còn 54 nghìn lá đơn nộp vào và chúng tôi sẽ tìm những con cừu béo tốt khác) tất nhiên là không bỗ bả như thế, nhưng mà đại loại như vậy.
 
     Một hôm kia, tôi nghe ông chồng tôi rù rì với 2 đứa ở nhà: trong cái giao dịch 4 năm đại học này, các con nên biết các trường đại học không (và không có nghĩa vụ) thương xót gì mình, nếu mình không nhận đươc xu teng học bổng nào cho nhà nghèo thì mình được xem là 1 khách hàng của trường, mình là bên mua (buyer), trường đại học là bên bán (seller), nếu không thuận mua vừa bán thì thôi nghỉ khoẻ, trả dép ông về! Chẳng có cái zì mà lăn tăn cả.
 
     Suy cho cùng, trường càng top càng nổi tiếng giá càng mắc. The more prestigious, the more expensive. Như túi hiệu vậy bạn, đó là lý do nhiều người xách túi Hermes hai mấy ngàn đô một chiếc để chứng tỏ đẳng cấp. Đúng là đại học ở Mỹ là một ngành kinh doanh béo bở, quá hời và dễ kiếm tiền, cho một năm học có 26 tuần (khoá mùa thu và mùa xuân) mà phải đóng $92,0000 thì đúng là kiểu “cuớp trên xa lộ” highway robbery), nhiều trường khoá mùa hè mùa đông sinh vien muốn học thêm thì tính thêm tiền các bạn ạ.
 
     “Debt free for undergraduate”- ra trường có chiếc bằng cử nhân mà không nợ ai đồng xu nào. Sau này muốn học lên grad school thì tính sau. Bạn bè của bé con nhà tôi nhiều đứa thông minh sáng láng nhưng quyết định đi theo phương châm này, quả là 1 quyết định không tồi cho những đứa trẻ 18 tuổi.

Bài 3: Đường vào đại học Mỹ

     “Where you go is not who you’ll be” - bạn học trường nào không quyết định bạn sẽ thành người thế nào là một quyển sách rất hay của Frank Bruni, nhiều tuần nằm trong list New York Times Bestseller và nhận nhiều review khen ngợi của các báo lớn ở nước Mỹ.
 
     Quyển này được nhiều phụ huynh Mỹ tâm đắc lấy làm sách gối đầu nằm vì nó rất chi tiết, rộng/sâu và “chạm” đến những vấn đề mà nếu chỉ nghe thông tin báo chí bên ngoài về Ivy League school thì mọi người không thể nào nắm hết được, điển hình là những bất cập của bảng xếp hạng các đại học Mỹ theo tờ US News (US news ranking). Phải nói rõ là nếu bạn muốn tìm những thông tin phản bác công kích các trường top 20/50 thì đây không phải là quyển sách dành cho bạn, vì quyển sách có nói phần lớn những người thành công trong nhiều lãnh vực đều từ các trường top 20/ top 50 ra, phần lớn CEO của các cty trong các cty Fortune 500 tốt nghiệp từ Ivy League nhưng cũng có rất nhiều những người không tốt nghiệp từ những trường này vẫn thành công hiển hách với đời. Điển hình tác giả Frank Bruni đưa ra là Howard Schultz người sáng lập Starbucks, Chris Christie - thống đốc bang New Jersey - người ứng cử tổng thống Mỹ năm 2016, bà Condoleeza Rice - ngoại trưởng Mỹ từng làm ở Việt Nam và rất rất nhiều các chính trị gia và thương gia lẫy lừng khác. Quyển sách cũng kể tổng thống Barrack Obama trước khi xin chuyển vô trường Columbia từng là sinh viên học ở trường California’s Occidental ở Los Angeles - một trường không mấy ai biết tiếng và trong 44 đời tổng thống Mỹ chỉ có 16 người tốt nghiệp từ trường Ivy và chỉ có 32 trong tổng số 44 tổng thống Mỹ là có bằng đại học.
 
      Frank Bruni vạch rõ sự bất cập của US News Ranking khi tờ báo này đặt quá nặng tiêu chí tuyển chọn gắt gao là tiêu chí hàng đầu để quyết định trường nào lên top. Trường càng khó khăn (phần trăm trúng tuyển càng thấp) thì càng dễ lên hạng cao trong top 20/50 này (điều này tạo ra những đội marketing với những trò mèo như gửi hàng đống thư rác cho học sinh quảng cáo về trường từ năm lớp 10-11 với một câu ở ỡm ờ “Yale is interested in you” - trường Yale chúng tôi rất thích bạn, làm bọn trẻ 17-18t cuồng lên nghĩ mình có “cơ hội”, rồi lại miễn phí application fee cho học sinh để cả trăm ngàn em háo hức nộp đơn vào, rồi trường lựa chọn THẬT ít để phần trăm trúng tuyển cực thấp… đó là cách họ “rig the game”
 
     Cuốn sách cũng chỉ ra những nguy hiểm của việc các cha mẹ điên cuồng ấp ủ cho con vào Ivy League, từ khi con mới học lớp 7 - 8 đã mặc định với con cái, con phải đi trường này trường kia vì như vậy con mới có thành người có GIÁ TRỊ, nếu đi các trường khác thì con là thành phần rác rưởi. Rồi từ đó kéo theo các hệ luỵ khác như mướn người viết thư giúp con essay writing, bỏ tiền thuê người luyện SAT/ACT cho con thậm chí làm hồ sơ giả cho con vô Ivy League, chắc mọi người không xa lạ gì với vu án gần đây, trong phim tài liệu Operation Varsity Blues, cả một đường dây buôn lậu đường vô đại học vừa bị FBI bắt vì ham hố cho con vô trường top.
 
     Cuốn sách đặt ra câu hỏi “Việc học là quan trọng, tự tạo cho chính bản thân một nền tảng giáo dục là quan trọng, theo đuổi đam mê là quan trọng hay bị cuốn vào trò chơi của các trường nhà giàu, chạy theo tiếng tăm, giữ mặt mũi vị thế xã hội là quan trọng?”
 
    Phải nói thêmgiả quyển sách Frank Bruni là một anh chàng xuất phát từ gia đình cực kỳ khá giả, anh được Yale nhận, nhưng anh đã “chê” không thèm vào Yale mà vào đại học công University of North Carolina UNC - Chapel Hill trong khi các anh chị em ruột của anh vẫn đi vào các trường Ivy. Ở đây anh ngỡ ngàng nhận ra các bạn sinh viên không đi cưỡi ngựa cuối tuần, không có du thuyền để ra biển mỗi chiều, không có máy bay riêng bay về nhà vacation home ở một cái đảo xa vắng nào đấy ở vùng biển Cà ri bê nào đấy, mà họ phải đi làm để kiếm thêm thu nhập vất vả mưu sinh… nhưng anh nhận được một nền giáo dục đại học trên cả tuyệt vời vì các giáo sư quá tận tình và chương trình học không thua kém gì đứa em học Ivy League.
 
    Tác giả Frank Bruni cảnh cáo các bậc làm cha mẹ không nên chạy theo cơn điên cuồng ứng tuyển của đại học vì:
 
    1/ việc có được vào trường top hay không nằm ngoài sự kiểm soát của bạn (cho dù bạn có thuê dịch vụ tư vấn Ivy thì câu đầu tiên họ nói sẽ là “chúng tôi chỉ có thể giúp tư vấn còn vào Ivy League hay khong thì no guarantee nhé”, tinh hình kinh tế xã hội, hoàn cảnh gia đình, feeling của người đọc đơn của bạn, nhu cầu của trường, bạn có fit một góc nào đó cho bức tranh hoàn hảo của họ không sẽ là những yếu tố chính
 
    2/ nếu bạn không vào trường top, hãy dùng sự từ chối này làm đòn bẩy để vươn cao vươn xa hơn bằng cách trau dồi rèn luyện bản thân trong 4 năm đại học
 
    3/ mỗi người có một nhịp bước khác nhau, bạn mình đi Ivy League còn mình không đi Ivy không có nghĩa là mình kém cỏi rác rưởi gì cả.
 
    4/ Các cty ít bao giờ quan tâm bạn tốt nghiệp từ đâu ra, ngay bà Human Resource của cty tôi đã 40 năm trong nghề con bảo tao chưa bao giờ quan tâm ai hoc trường nào!
 
    5/ KHÔNG CÓ BEST COLLEGE - chả có trường đại học nào là TỐT NHẤT. Chỉ có trường PHÙ HỢP nhất với chính bản thân bạn- the school that fits you the most.
 
    Vậy câu hỏi kế là sau khi nộp đơn vào đại học, được nhận xong xuôi hết rồi thì các em nên làm gì?
 
    Trả lời: nên dành thời gian nộp đơn cho học bổng. Càng sớm càng tốt. Thậm chí Trước khi được biết mình sẽ đi đâu về đâu vì có nhiều học bổng deadline tháng 3, tháng 4 hay sớm hơn. Sang Mỹ tôi mới biết Ở Mỹ có cả nghìn các loại học bổng (bên ngoài trường) từ các cty tổ chức sẳn sàng đóng góp cho các em học khá/giỏi một phần trang trải chi phí. Khi trao học bổng họ không đưa tiền cho mình hay chuyển khoản cho mình mà chuyển thẳng tiền vô trường đại học nơi mình sẽ học trong khoá mùa thu. Hay thật chứ.
 
     Tôi đã được mời đến dự những buổi phát học bổng black tie dinner mà những mạnh thường quân là chủ phòng mạch này chủ eclinic nọ, chủ trung tâm fitness, hay giám đốc các cty lớn như Tacobells, Shell, Chevron… họ donate cho bọn trẻ con đủ các kích cỡ học bổng, có cái vài nghìn/ có cái vài chục nghìn vì tổ chức họ muốn trao lại cho cộng đồng give back to community hay đơn giản chỉ là một cá nhân đã từng nhận học bổng trong quá khứ giờ lại muốn tặng lại chút gì đó cho thế hệ tương lai. Có nhiều em tôi biết xem học bổng là một part time job nên nộp đơn xin rất nhiều, và được nhận rất nhiều… có em đủ tiền học 4 năm đại học từ các học bổng bên ngoài như này. Bạn sẽ tự hỏi học bổng này từ đâu ra? Thì từ khắp nơi, bé con nhà tôi được nhận học bổng từ 1 tổ chức môi trường dành cho học sinh viết bài luận hay nhất về bảo vệ môi trường, từ 1 hội phụ nữ thành phố về bảo vệ trẻ em bị lạm dụng tình dục, từ nhà thờ nơi bạn ấy đi lễ hàng tuần, từ clb bơi lội nơi bạn tập luyện, từ hội dành cho đứa trẻ đầu tiên của gia đình vào đại học. Cảm giác đến một buổi trao học bổng nhìn trẻ con 17-18 tuổi đứa nào mặt mày cũng sáng láng, biết chúng nó đã cố gắng viết bài luận hay thế nào, cố gắng học giỏi thế nào để được chọn bởi những người xa lạ và được ngồi đây, đó là một cảm giác tuyệt vời các bạn ạ. Nó đem lại cho mình nhiều hy vọng về tương lai và 1 cuộc đời đẹp đẽ.
 
     Cuối cùng, kết luận của tôi cho loạt bài này là điều quan trọng nhất trong quyết định chọn đại học (trường nào/ngành gì) chính là sự hợp lý. Cái gì hợp lý với mình (khả năng tài chính, đam mê, năng khiếu) thì mình chơi thôi. Đời suy cho cùng không có gì hay ho hơn hai chữ HỢP LÝ. Và Đường vào đại học ở Mỹ cũng thế. Tất nhiên rồi
 
     Nguồn tham khảo: 
     https://www.facebook.com/thaiain2002/posts/pfbid02C8cagiEUn4PgNKsUqmvYPhLqkV7pFpSy7XekMPXc1phMmYuaAx6FatbvHSzAgjpBl


Jul 18, 2023

16 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL