Tại sao lại cần nhiều Prompts hơn nữa để hỗ trợ việc học tập của người học
Tham khảo thêm các ứng dụng AI trong giáo dục: https://ai.tex.vn/
Tại sao lại cần nhiều Prompts hơn nữa để hỗ trợ việc học tập của người học
(Why do we need more Prompts to support student learning?)
(Trong bài viết này có một số công cụ AI mà sinh viên Harvard cũng sử dụng)
- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ:
- Luyện tập trích xuất/truy hồi (Retrieval Practice): Tích cực nhớ lại thông tin thay vì chỉ xem lại một cách thụ động giúp củng cố trí nhớ và cải thiện kết quả học tập. Phương pháp này bao gồm tự kiểm tra thường xuyên và làm bài kiểm tra để tăng cường ghi nhớ dài hạn. (Actively recalling information rather than passively reviewing it helps strengthen memory and improve learning outcomes. This method involves frequent self-testing and quizzes to enhance long-term retention.)
- Lặp lại cách quãng (Spaced Repetition): Thay vì nhồi nhét, phân chia các buổi học ra từng khoảng thời gian giúp ghi nhớ tốt hơn. Việc ôn lại tài liệu sau các khoảng thời gian nhất định giúp củng cố kiến thức hiệu quả hơn. (Instead of cramming, spreading out study sessions over time allows for better retention. Revisiting material after intervals helps consolidate knowledge more effectively.)
- Luyện tập đan xen (Interleaving Practice): Trộn lẫn các chủ đề hoặc hình thức luyện tập khác nhau trong một buổi học thay vì chỉ tập trung vào một chủ đề có thể cải thiện việc học. Cách tiếp cận này giúp hiểu và áp dụng các khái niệm trong các ngữ cảnh khác nhau. (Mixing different topics or forms of practice within a single study session rather than focusing on one topic at a time can improve learning. This approach helps with understanding and applying concepts in varied contexts.)
- Phân tích sâu (Elaboration): Giải thích và mô tả ý tưởng chi tiết, và kết nối với những gì đã biết, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn. Điều này có thể bao gồm tóm tắt thông tin bằng từ ngữ của riêng bạn và giảng dạy lại cho người khác. (Explaining and describing ideas in detail, and making connections with what you already know, helps deepen understanding and memory. This can involve summarizing information in your own words and teaching it to others.)
- Tạo ra câu trả lời (Generation): Cố gắng trả lời câu hỏi hoặc giải quyết vấn đề trước khi được chỉ dẫn cách giải quyết có thể cải thiện việc học. Nỗ lực tạo ra câu trả lời sẽ cải thiện trí nhớ ngay cả khi cố gắng đó là sai. (Attempting to answer a question or solve a problem before being shown the solution can enhance learning. The effort of generating an answer improves memory even if the attempt is incorrect.)
- Phản ánh/chiêm nghiệm (Reflection): Dành thời gian để xem lại những gì đã học bằng cách tóm tắt các điểm chính và đặt câu hỏi về tài liệu có thể tăng cường sự hiểu biết và ghi nhớ. Phản ánh về những gì đã hiệu quả và không hiệu quả có thể giúp cải thiện các chiến lược học tập trong tương lai. (Taking time to review what has been learned by summarizing key points and asking questions about the material can enhance understanding and retention. Reflecting on what worked and what didn’t can help improve future learning strategies.)
- Hiệu chỉnh (Calibration): Tự đánh giá sự hiểu biết của bản thân và so sánh với các tiêu chuẩn khách quan, chẳng hạn như bài kiểm tra hoặc phản hồi, giúp điều chỉnh lại sự tự tin quá mức và đồng bộ hóa sự hiểu biết thực sự của bản thân. (Self-assessing your understanding and comparing it with objective measures, such as quizzes or feedback, helps correct overconfidence and aligns your perceived knowledge with actual performance.)
- Chấp nhận khó khăn (Embracing Difficulties): Đối mặt và vượt qua thử thách trong quá trình học tập, chẳng hạn như mắc lỗi và học từ những lỗi đó, giúp củng cố quá trình học. Khái niệm này thường được gọi là "khó khăn mong muốn." (Encountering and overcoming challenges during learning, such as making mistakes and learning from them, strengthens the learning process. This concept is often referred to as “desirable difficulties.”)
- Tránh ảo tưởng về sự hiểu biết (Avoiding Illusions of Knowing): Nhận ra rằng các phương pháp quen thuộc như đọc lại và đánh dấu không hiệu quả, và thay vào đó, sử dụng các chiến lược thách thức hơn như thực hành truy hồi và lặp lại cách quãng có thể ngăn ngừa việc đánh giá quá cao kiến thức của bản thân. (Recognizing that familiar methods like re-reading and highlighting are less effective, and instead, using more challenging strategies like retrieval practice and spacing can prevent overestimating one’s knowledge.)
- Nâng cao tư duy phát triển (Growth Mindset): Tin rằng trí thông minh và khả năng có thể được phát triển thông qua nỗ lực và các chiến lược hiệu quả thay vì là những đặc điểm cố định khuyến khích sự kiên trì và sự bền bỉ trong học tập. (Believing that intelligence and abilities can be developed through effort and effective strategies rather than being fixed traits encourages persistence and resilience in learning.)
- THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP SÁNG TẠO, THÚ VỊ VÀ HIỆU QUẢ:
Các nhà thiết kế học tập sử dụng kiến thức về lý thuyết học tập (learning theories) và khung thiết kế (Design Frameworks) để thiết kế các hoạt động phù hợp.
Đọc bài viết về Fink’s Taxonomy trong link sau: https://aied.edu.vn/blog/thang-bac-hoc-tap-quan-trong-cua-fink-finks-taxonomy-of-significant-learning
Sáu chiều cạnh của Fink’s Taxonomy bao gồm:
- Kiến thức Cơ bản(Foundational Knowledge): Hiểu biết sâu sắc các ý tưởng, thông tin, quan điểm và lý thuyết cơ bản, quan trọng.
- Ứng dụng (Application): Áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế, từ đơn giản đến phức tạp.
- Tích hợp(Integration): Liên kết các ý tưởng, trải nghiệm, qua các lĩnh vực đa dạng và liên ngành để hiểu biết sâu rộng hơn về thế giới.
- Quan tâm (Caring): Cảm thấy hứng thú, tình cảm hoặc giá trị về những gì đã và đang học.
- Góc độ con người(Human Dimension): Phát triển nhận thức về bản thân và vai trò của mình trong cộng đồng học tập và xã hội rộng lớn
- Học Cách Học(Learning How to Learn): Trang bị cho học viên khả năng nhận thức và hiểu biết về quá trình học tập cá nhân, giúp họ phát triển kỹ năng tự học và tự điều chỉnh quá trình học tập của mình.
III. MỘT SỐ PROMPTS HỖ TRỢ HỌC TẬP
Khan Academy và Microsoft đang khuyến khích việc quay trở lại với bản chất nguyên thủy của giáo dục, tập trung vào việc tạo ra môi trường học tập đa dạng và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh. Cả hai tổ chức này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cá nhân hóa giáo dục, thay vì tiêu chuẩn hóa. Sir Ken Robinson đã từng nói: "Sự thật là, trước những thách thức mà chúng ta phải đối mặt, giáo dục không cần được cải cách mà cần được biến đổi. Điều quan trọng không phải là tiêu chuẩn hóa giáo dục mà là cá nhân hóa nó, xây dựng thành tựu trên việc khám phá tài năng cá nhân của mỗi đứa trẻ, đặt học sinh vào môi trường mà họ muốn học và có thể tự nhiên khám phá đam mê thực sự của mình."
Các sáng kiến của Khan Academy và Microsoft nhằm tạo ra các công cụ và tài nguyên giáo dục kỹ thuật số không chỉ để hỗ trợ việc học tập mà còn để thúc đẩy sự sáng tạo và khám phá cá nhân. Điều này giúp học sinh phát triển toàn diện và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Như vậy, thông qua việc cá nhân hóa giáo dục và tạo điều kiện cho học sinh phát huy tối đa tiềm năng của mình, chúng ta nên quay về với bản chất nguyên thủy của giáo dục – đó là phát triển mỗi cá nhân theo cách tự nhiên và toàn diện nhất.
Trong bối cảnh ứng dụng AI ngày càng phổ biến, prompts đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình học tập. AI không chỉ giúp tự động hóa và cá nhân hóa quá trình giáo dục mà còn thúc đẩy khả năng tư duy phản biện, sáng tạo và tự học của học viên thông qua việc sử dụng prompts hiệu quả. Các prompts giúp học viên không chỉ ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả hơn mà còn khuyến khích họ khám phá, phân tích và tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.
Một số Prompts được phát triển dựa trên phương pháp Socratic, Feynman, First Principles Thinking và 5 Whys, và Ma trận Eisenhower. Cụ thể dưới đây:
Prompt 1. Áp dụng phương pháp học tập Socratic để phát triển tư duy
Bạn là một người am hiểu “Learning How to Learn” và “Professional development.
Tôi đang đối mặt với câu hỏi/vấn đề sau/nhận định sau: [nêu chi tiết vấn đề câu hỏi/vấn đề sau/nhận định sau + với bối cảnh].
Tôi muốn cải thiện kỹ năng tư duy phản biện của mình/hoặc học sinh của mình bằng cách áp dụng Phương pháp Hỏi Socratic vào quá trình suy nghĩ
Hiện nay, tôi đang tin rằng nhận định “[Mô tả nhận định]” là đúng.
Hãy hướng dẫn tôi qua một loạt các câu hỏi thăm dò để thách thức và giúp bản thân tôi và học sinh của tôi hiểu rõ hơn về [nêu chi tiết vấn đề câu hỏi/vấn đề sau/nhận định sau + với bối cảnh].
Tôi cần kết quả là các câu hỏi + các câu trả lời + ví dụ thực tế. Trình bày dưới dạng bảng. Bao gồm 4 cột: Cột 1: STT; Cột 2: Các câu hỏi; Cột 3: Các giải thích/trả lời cho các câu hỏi đó; Cột 4: Ví dụ thực tế.
Viết bằng Tiếng Việt.
Prompt 2. Phương pháp Feynman để học tập
Bạn là một người am hiểu “Learning How to Learn” và “Professional development”
Hiện nay, đang đối mặt với [vấn đề cụ thể và ngữ cảnh].
Tôi cần hiểu sâu về chủ đề/hoặc nhận định: [Tên Chủ Đề + Nhận định].
Giải thích đơn giản, dễ hiểu, các câu hỏi phát hiện kiến thức còn thiếu, giải thích đơn giản hoặc phép so sánh để củng cố, kết quả cụ thể với ví dụ.
Tôi cần kết quả là các giải thích cho từng [vấn đề cụ thể/chủ đề] + các giải pháp cho từng vấn đề + ví dụ thực tế. Trình bày dưới dạng bảng. Bao gồm 4 cột: Cột 1: STT; Cột 2: Các câu hỏi; Cột 3: Các giải thích/trả lời cho các câu hỏi đó; Cột 4: Ví dụ thực tế.
Viết bằng Tiếng Việt.
Prompt 3. Tư duy Nguyên tắc Đầu tiên và 5 whys để giải quyết vấn đề và 5 whys (First Principal thinking and 5 whys)
Bạn là một người am hiểu “Learning How to Learn” và “Professional development.
Tôi đang cần giải quyết vấn đề [vấn đề cụ thể và ngữ cảnh].
Hãy giúp tôi áp dụng First Principal thinking and 5 whys để phân tích [vấn đề cụ thể và ngữ cảnh] thành các thành phần cơ bản.
Tôi cần bạn liệt kê các câu hỏi+ các câu trả lời cho từng câu hỏi liên quan trực tiếp đến vấn đề [vấn đề cụ thể và ngữ cảnh].
Trình bày dưới dạng bảng. Bao gồm 4 cột: Cột 1: STT; Cột 2: Các câu hỏi/vấn đề; Cột 3: Các giải pháp hoặc câu trả lời cho các câu hỏi hoặc vấn đề đó; Cột 4: Ví dụ thực tế.
Tôi cần kết quả là một bảng + các giải thích cho từng vấn đề + ví dụ thực tế. Trình bày dưới dạng bảng. Bao gồm 4 cột: Cột 1: STT; Cột 2: Các câu hỏi; Cột 3: Các giải thích/trả lời cho các câu hỏi đó; Cột 4: Ví dụ thực tế.
Viết bằng Tiếng Việt.
Prompt 4. Ma trận Eisenhower để sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc cá nhân
Bạn là một người am hiểu “Learning How to Learn” và “Professional development.”
Tôi cần sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Đây là các nhiệm vụ hiện tại của tôi: [Danh sách nhiệm vụ].
Hãy áp dụng Ma trận Eisenhower để giúp tôi phân loại các nhiệm vụ này theo các tiêu chí sau. Và trình bày dưới dạng bảng.
Trong đó bao gồm Cột 1: STT, Cột: Các nội dung nhiệm vụ: Cột 3: Mức độ: (Lựa chọn một trong bốn mức độ sau)
- Khẩn cấp và Quan trọng
- Quan trọng nhưng Không Khẩn cấp
- Khẩn cấp nhưng Không Quan trọng
- Không Khẩn cấp cũng như Không Quan trọng.”
- MỘT SỐ CÔNG CỤ AI MÀ SINH VIÊN HAY DÙNG:
(Tác giả bài viết có sử dụng một số thông tin từ youtube/Podcast của sinh viên đại học Harvard, Stanford ....)
Trong quá trình học tập, ba yếu tố quan trọng: kiến thức cơ bản, khả năng nhìn toàn cảnh, và sự liên ngành đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kỹ năng và hiểu biết sâu rộng của người học.
- Kiến thức cơ bản (Fundamental Knowledge):
Kiến thức cơ bản là nền tảng vững chắc giúp người học hiểu rõ và nắm vững các khái niệm cơ bản trong từng lĩnh vực học tập. Đó là những kiến thức nền tảng, các quy tắc và nguyên lý cốt lõi mà từ đó người học có thể xây dựng các kỹ năng phức tạp hơn. Việc có kiến thức cơ bản vững chắc giúp người học không chỉ nắm bắt được các khái niệm mới một cách nhanh chóng mà còn có thể áp dụng chúng vào thực tiễn một cách hiệu quả. Hơn nữa, kiến thức cơ bản cũng là tiền đề cho việc phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề, tạo điều kiện cho người học tự tin và sáng tạo trong học tập và cuộc sống.
- Nhìn toàn cảnh (See the Big Picture):
Khả năng nhìn toàn cảnh giúp người học hiểu được mối liên hệ giữa các khái niệm và kiến thức trong một bức tranh tổng thể. Thay vì chỉ tập trung vào các chi tiết nhỏ lẻ, người học cần biết cách liên kết và tổng hợp thông tin để thấy được bức tranh lớn hơn, từ đó có thể đưa ra các quyết định và giải pháp phù hợp. Việc nhìn toàn cảnh còn giúp người học phát triển tư duy hệ thống, hiểu rõ các nguyên nhân và hậu quả trong các tình huống phức tạp, đồng thời giúp họ dễ dàng thích nghi với những thay đổi và thách thức mới.
- Kiến thức liên ngành (Interdiscipline):
Kiến thức liên ngành/xuyên ngành trong học tập đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng hiểu biết và khả năng ứng dụng kiến thức vào các lĩnh vực khác nhau. Người học cần được khuyến khích học hỏi và áp dụng các kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khoa học, công nghệ, đến nghệ thuật và xã hội học. Sự liên ngành không chỉ giúp người học phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề đa dạng mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện. Bằng cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, người học có thể đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề sáng tạo và hiệu quả hơn.
- Công cụ AI cho chúng ta cái nhìn tổng quan/nhìn toàn cảnh:
- Công cụ AI hỗ trợ tóm tắt, làm flashcards, câu hỏi trắc nghiệm, lên kế hoạch học tập, làm slides ....
- https://www.turbolearn.ai/
- https://monic.ai/
- https://www.notion.so/(tích hợp AI)
- https://www.briskteaching.com/
- https://chromewebstore.google.com/detail/sider-chatgpt-sidebar-+-g/difoiogjjojoaoomphldepapgpbgkhkb
- https://www.magicschool.ai/
- Công cụ AI hỗ trợ nghiên cứu:
Gợi ý cấu trúc Prompts hỗ trợ 10 chiến lược học tập hiệu quả
PP1: Luyện tập trích xuất/truy hồi (Retrieval Practice)
- Introduction/Context: Tôi đang cố gắng cải thiện khả năng ghi nhớ và kết quả học tập của mình bằng cách sử dụng phương pháp luyện tập trích xuất/truy hồi.
- Input Data: Hiện tại, tôi đang học về [chủ đề cụ thể]. Tôi muốn có các câu hỏi tự kiểm tra để giúp mình nhớ kỹ hơn.
- Expected Output Format: Hãy tạo ra một loạt các câu hỏi tự kiểm tra liên quan đến [chủ đề cụ thể] và cung cấp câu trả lời chi tiết. Trình bày dưới dạng bảng. Bao gồm 4 cột: Cột 1: STT; Cột 2: Các câu hỏi; Cột 3: Các câu trả lời; Cột 4: Ví dụ thực tế.
- Write in Vietnamese.
PP2: Lặp lại cách quãng (Spaced Repetition)
- Introduction/Context: Tôi muốn cải thiện khả năng ghi nhớ dài hạn của mình bằng cách áp dụng phương pháp lặp lại cách quãng.
- Input Data: Tôi đang học về [chủ đề cụ thể] và muốn lên kế hoạch ôn tập theo phương pháp này.
- Expected Output Format: Hãy tạo ra một kế hoạch học tập chi tiết bao gồm các thời điểm ôn tập cụ thể cho [chủ đề cụ thể]. Trình bày dưới dạng bảng. Bao gồm 4 cột: Cột 1: STT; Cột 2: Ngày/Thời gian ôn tập; Cột 3: Nội dung ôn tập; Cột 4: Ghi chú.
- Write in Vietnamese.
PP3: Luyện tập đan xen (Interleaving Practice)
- Introduction/Context: Tôi muốn cải thiện khả năng học tập của mình bằng cách áp dụng phương pháp luyện tập đan xen.
- Input Data: Tôi đang học về [các chủ đề cụ thể] và muốn biết cách tổ chức buổi học đan xen các chủ đề này.
- Expected Output Format: Hãy tạo ra một kế hoạch học tập đan xen các chủ đề. Trình bày dưới dạng bảng. Bao gồm 4 cột: Cột 1: STT; Cột 2: Thời gian; Cột 3: Chủ đề; Cột 4: Ghi chú.
- Write in Vietnamese.
PP4: Phân tích sâu (Elaboration)
- Introduction/Context: Tôi muốn hiểu sâu hơn về các khái niệm bằng cách áp dụng phương pháp phân tích sâu.
- Input Data: Tôi đang học về [khái niệm cụ thể] và muốn mô tả chi tiết các khái niệm này bằng từ ngữ của riêng mình.
- Expected Output Format: Hãy tạo ra một loạt các câu hỏi và câu trả lời chi tiết về [khái niệm cụ thể]. Trình bày dưới dạng bảng. Bao gồm 4 cột: Cột 1: STT; Cột 2: Câu hỏi; Cột 3: Câu trả lời; Cột 4: Ví dụ thực tế.
- Write in Vietnamese.
PP5: Tạo ra câu trả lời (Generation)
- Introduction/Context: Tôi muốn cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của mình bằng cách cố gắng trả lời câu hỏi hoặc giải quyết vấn đề trước khi được chỉ dẫn cách giải quyết.
- Input Data: Tôi đang học về [vấn đề cụ thể] và muốn tự mình tìm cách giải quyết vấn đề này.
- Expected Output Format: Hãy tạo ra một loạt các câu hỏi để tôi có thể tự mình cố gắng trả lời trước khi xem giải pháp. Trình bày dưới dạng bảng. Bao gồm 4 cột: Cột 1: STT; Cột 2: Câu hỏi; Cột 3: Gợi ý; Cột 4: Ví dụ thực tế.
- Write in Vietnamese.
PP6: Phản ánh/chiêm nghiệm (Reflection)
- Introduction/Context: Tôi muốn cải thiện sự hiểu biết và ghi nhớ của mình bằng cách áp dụng phương pháp phản ánh/chiêm nghiệm.
- Input Data: Tôi đang học về [chủ đề cụ thể] và muốn tóm tắt các điểm chính và đặt câu hỏi về tài liệu.
- Expected Output Format: Hãy tạo ra một danh sách các câu hỏi để tôi có thể phản ánh về những gì đã học và đặt câu hỏi. Trình bày dưới dạng bảng. Bao gồm 4 cột: Cột 1: STT; Cột 2: Câu hỏi; Cột 3: Ghi chú; Cột 4: Ví dụ thực tế.
- Write in Vietnamese.
PP7: Hiệu chỉnh (Calibration)
- Introduction/Context: Tôi muốn điều chỉnh lại sự tự tin và đồng bộ hóa sự hiểu biết thực sự của mình bằng cách áp dụng phương pháp hiệu chỉnh.
- Input Data: Tôi đang học về [chủ đề cụ thể] và muốn tự đánh giá sự hiểu biết của bản thân so với các tiêu chuẩn khách quan như bài kiểm tra hoặc phản hồi.
- Expected Output Format: Hãy tạo ra một loạt các câu hỏi để tôi có thể tự kiểm tra và so sánh với đáp án hoặc tiêu chuẩn. Trình bày dưới dạng bảng. Bao gồm 4 cột: Cột 1: STT; Cột 2: Câu hỏi; Cột 3: Câu trả lời; Cột 4: Ví dụ thực tế.
- Write in Vietnamese.
PP8: Chấp nhận khó khăn (Embracing Difficulties)
- Introduction/Context: Tôi muốn chấp nhận và vượt qua thử thách trong quá trình học tập bằng cách áp dụng phương pháp chấp nhận khó khăn.
- Input Data: Tôi đang học về [chủ đề cụ thể] và muốn đối mặt với thử thách trong quá trình học.
- Expected Output Format: Hãy tạo ra một loạt các câu hỏi và bài tập khó để tôi có thể đối mặt và học từ những sai lầm. Trình bày dưới dạng bảng. Bao gồm 4 cột: Cột 1: STT; Cột 2: Câu hỏi/Bài tập; Cột 3: Gợi ý; Cột 4: Ví dụ thực tế.
- Write in Vietnamese.
PP9: Tránh ảo tưởng về sự hiểu biết (Avoiding Illusions of Knowing)
- Introduction/Context: Tôi muốn tránh việc đánh giá quá cao kiến thức của bản thân bằng cách áp dụng phương pháp tránh ảo tưởng về sự hiểu biết.
- Input Data: Tôi đang học về [chủ đề cụ thể] và muốn kiểm tra lại sự hiểu biết thực sự của mình thay vì chỉ đọc lại và đánh dấu.
- Expected Output Format: Hãy tạo ra một loạt các câu hỏi tự kiểm tra (có thể thêm dạng câu hỏi) để tôi có thể đánh giá lại kiến thức của mình. Trình bày dưới dạng bảng. Bao gồm 4 cột: Cột 1: STT; Cột 2: Câu hỏi; Cột 3: Gợi ý; Cột 4: Ví dụ thực tế.
- Write in Vietnamese.
PP10: Nâng cao tư duy phát triển (Growth Mindset)
- Introduction/Context: Tôi muốn phát triển tư duy phát triển bằng cách tin rằng trí thông minh và khả năng có thể được phát triển qua nỗ lực và các chiến lược học tập hiệu quả.
- Input Data: Tôi đang học về [chủ đề cụ thể] và muốn lập kế hoạch học tập và theo dõi tiến bộ của mình.
- Expected Output Format: Hãy tạo ra một kế hoạch học tập chi tiết và các mục tiêu cụ thể để theo dõi tiến bộ của tôi. Trình bày dưới dạng bảng. Bao gồm 4 cột: Cột 1: STT; Cột 2: Mục tiêu; Cột 3: Kế hoạch thực hiện; Cột 4: Ghi chú.
- Write in Vietnamese.
- Kim Mạnh Tuấn - UEd – VNU
(Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội)
Cofounder of AIE Creative
Oct 24, 2024