Series CHỌN TRƯỜNG. Mình viết bài này, đưa ra những phân tích đa chiều và khách quan, để mọi người đánh giá và lựa chọn. Chớ mình không nói là ai ai cũng nên chọn trường công. Again, chọn trường, điều quan trọng nhất chính là cái túi tiền, nếu cảm thấy học trường tư, hoặc trường quốc tế, mà vẫn thoải mái, thì cứ học nha
Series CHỌN TRƯỜNG. Mới đây, có 1 PH chia sẻ với mình “Khi con đi nhà trẻ, vì em mong muốn con có nền tảng tiếng Anh tốt từ sớm, em đã đầu tư cho con học trường mầm non song ngữ. Vì em không giỏi TA, nên em rất mong con giỏi TA, dù không nhiều tiền, em vẫn ráng gồng bằng cách quẹt thẻ tín dụng trả trước để đóng học phí cho con, sau đó trả nợ từ từ”
Series CHỌN TRƯỜNG. Trường công hay tư đều có điểm tốt và chưa tốt. Bài này, mình phân tích sâu thêm những kỳ vọng không thực tế, không chính xác. Again, đây là góc nhìn, phân tích của mình dựa trên trải nghiệm của chính mình + phản hồi của PH từ nhiều nguồn. Dĩ nhiên, vẫn sẽ có ngoại lệ, nhưng bài viết này đưa ra một cái nhìn tổng thể và khách qua...
Theo công trình nghiên cứu của nhà tâm lý học phát triển Diana Baumrind và các nhà nghiên cứu Eleanor Maccboy và John Martin, trường đại học Stanford; có bốn phương pháp nuôi dạy con: Dễ dãi (Permissive), Quyết đoán (Authoritative), Độc đoán (Authoritarian) và Thờ ơ (Uninvolved).
Nuôi dạy một đứa trẻ có hoài bão là một điều không dễ, mà một trong những điều đầu tiên khiến cha mẹ bỏ cuộc là tâm lý “Tôi có làm được đâu, làm sao tôi lại yêu cầu con làm?”. Thậm chí, bạn có thể nghe câu hỏi này từ chính con cái của mình: “Bố mẹ có làm được đâu, sao bắt con làm?”.
Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình có những ước mơ, hoài bão lớn lao của riêng con. Nhưng có một điều hiển nhiên mà cha mẹ ít khi để ý đến: hoài bão của đứa con được bắt nguồn từ cha mẹ. Chỉ có những bậc cha mẹ có hoài bão lớn thì mới nuôi dưỡng được những đứa con có ước mơ to lớn.
Với quan điểm độc lập, không chạy theo bất cứ trào lưu nào, mình vừa áp dụng phong cách giáo dục khoa học, vừa kết hợp các giá trị truyền thống của người Á Đông; mình vừa dân chủ và tôn trọng con cái, vừa yêu cầu con cái phải tuân thủ luật lệ gia đình; mình vừa làm bạn với con cái, vừa kiên quyết giữ lấy sự tôn nghiêm của bậc làm cha, làm mẹ.
Thời nay, người ta không còn nói nhiều đến “con nhà nghèo học giỏi” nữa, thay vào đó, mọi người thật sự lo ngại về “con nhà giàu vượt sướng học giỏi”. Những bạn nhỏ này, không chỉ là đầy đủ nguồn lực tài chính, mà quan trọng hơn là nền tảng tri thức của gia đình.