Định hướng theo Cambridge Pathway

Hình ảnh được tạo bởi prompt 1

Mới đây, bên cạnh việc đổi nhận diện thương hiệu thì Cambridge có đưa ra một lộ trình mới được gọi là Cambridge Pathway, gồm 2 điểm mới nổi bật mà phụ huynh quan tâm tới Cambridge cần biết:

Thay tên Cambridge Secondary 1 & 2 thành Cambridge Lower Secondary & Cambridge Upper Secondary. Ở Việt Nam, các trường dân lập song ngữ thường sẽ dạy Lower Secondary trong giai đoạn Lớp 6-8 còn Upper Secondary (US) trong giai đoạn Lớp 9-10 (hoặc 10-11). Cambridge Advanced sẽ dạy trong giai đoạn lớp 11-12.

Bổ sung môn Cambridge Global Perspectives cho bậc Primary và Lower Secondary (LS), nâng tổng số môn tối đa có thể dạy ở 2 bậc này lên 5 môn (thay vì 4 môn như trước kia).

Lộ trình này theo em là lộ trình giáo dục quốc tế (International Education Pathway) cho phụ huynh đang cho con theo Cambridge. Đối với phụ huynh không theo Cambridge thì vẫn có thể dựa vào Pathway này để định hướng & chuẩn bị hành trang tương lai cho con.

Ở bậc Primary và LS (lớp 1 - lớp , mục tiêu giáo dục của Cambridge là xây dựng nền tảng Kiến thức, Kỹ năng, và Thái độ cho học sinh. Đây được coi là 3 nền móng cực kỳ quan trọng để từng bước định hướng tương lai cho HS. Cụ thể, Kiến thức được phát triển qua Toán và Khoa học; Kỹ năng được hình thành qua Công nghệ thông tin và Tiếng Anh; còn Thái độ sẽ xây dựng qua môn Quan điểm toàn cầu (Global Perspectives). Dựa trên nền móng được xây dựng tốt ở trên cũng như thông qua quá trình học tập, PH và HS sẽ xác định được điểm mạnh và sở thích của con từ đó lựa chọn lĩnh vực phù hợp cho tương lai. Cũng vì lý do xây dựng nền tảng nên học sinh cũng không phải trải qua kỳ thi quốc tế mà chỉ có bài kiểm tra Progression & Checkpoint Tests.

Ở bậc US, nghĩa là từ lớp 9-10 (hoặc 10-11), PH & HS sẽ cần phải xác định được nhóm ngành (hoặc ngành) mà con sẽ cần trang bị hành trang. Cambridge có hơn 70+ môn học ở bậc này (50+ môn học ở bậc Advanced) chia thành nhiều nhóm ngành khác nhau. Ở Anh, với GCSE (phiên bản gốc), thì ngoài 3 môn bắt buộc là Maths, English và Science thì theo em biết học sinh bản xứ sẽ chọn thêm 4-7 môn extra nữa (tổng tầm 8-10 môn) ở bậc này (tối đa 15 môn). Tuy nhiên ở VN để đảm bảo song bằng, HS ở các trường dân lập chỉ có thể chọn tối đa từ 4-5 môn. Do đó, PH theo Cambridge Pathway càng cần phải cân nhắc về định hướng ngành ngay từ khi lớp 9. Kết thúc bậc US, học sinh sẽ thi chứng chỉ IGCSE cho mỗi môn học và sẽ được cấp chứng chỉ tương ứng với từng môn (kèm điểm).

Với chứng chỉ IGCSE, lên bậc tiếp theo (lớp 11-12), học sinh dân lập VN sẽ có 3 lựa chọn để vào bậc Đại học tại nước ngoài, gồm có 1) học tiếp Cambridge lên A/AS Level (tại VN hoặc NN); 2) học theo chương trình dự bị Đại học (NN); 3) học chương trình Phổ thông QG để lấy bằng tốt nghiệp (của VN hoặc NN).

Mỗi một phương án có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tuy nhiên đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng vì nó là năm bản lề để vào Đại học. Chỉ cần chọn sai phương án, chọn sai môn hoặc kết quả điểm số không cao hoàn toàn có thể dẫn tới nguy cơ "TRƯỢT NGUYỆN VỌNG 1 ĐẠI HỌC" (không được học ngành phù hợp hoặc không được vào trường Đại học mong muốn hoặc phải học thêm các khoá bổ trợ tốn thời gian và tiền của). Do đó, em thường tư vấn PH rằng tới bậc này, KHÔNG nên học SONG BẰNG - mà chỉ nên tập trung vào 1 con đường phù hợp.

Tuỳ case, em sẽ tư vấn nên chọn phương án 1, 2 hay 3 - cũng như tư vấn chọn môn học phù hợp với nhóm ngành/nghề mà con và gia đình mong muốn.

Giờ chia sẻ trên mạng rất phổ biến và chia sẻ là hành động nhân văn. Nhưng nếu gia đình chỉ nghe các nguồn thông tin chia sẻ trên mạng hay nghe kinh nghiệm của ai đi trước, hậu quả cũng không hề nhỏ (nhất là liên quan tới giáo dục). Quan điểm của em là không ai giống ai trong việc định hướng tương lai, mỗi gia đình, cá thể học sinh đều có những hoàn cảnh khác nhau nên sẽ không thể tìm được một model chung cho tất cả (one size fits all). Ở nước ngoài, dịch vụ tư vấn định hướng giáo dục cho học sinh & PH rất phổ biến. Em thấy giờ các gia đình đầu tư rất nhiều tiền cho các sản phẩm giáo dục nhưng lại chưa quan tâm tới việc tư vấn độc lập (nên đầu tư dàn trải chưa chú trọng nên hiệu quả chưa cao). Em nghĩ giờ xã hội phân hoá, các gia đình cũng nên xác định một nhu cầu được tư vấn lộ trình giáo dục customized (như doanh nghiệp vậy). Như vậy mới thực sự trách nhiệm với tương lai của con và thậm chí có thể tiết kiệm tiền và thời gian nữa.

Bài sau em sẽ tiếp tục chia sẻ về sự phân chia các nhóm ngành chính theo Cambridge Pathway (bậc US và Advanced). Dựa vào sự phân chia này, em nghĩ các PH & HS có thể hình dung rõ hơn để lựa chọn ngành học Đại học (cũng như nghề nghiệp) phù hợp trong tương lai.

Như đã chia sẻ ở P1, P2 em sẽ chia sẻ về sự phân chia các nhóm ngành chính theo Cambridge Pathway (bậc US & Advanced). Dựa vào sự phân chia này, em nghĩ các PH & HS có thể hình dung rõ hơn để lựa chọn ngành học Đại học (cũng như nghề nghiệp) phù hợp trong tương lai.

Ở chương trình Việt Nam, thường phụ huynh hay quen với khối A/B/C ... còn theo Cambridge Pathway, bậc US gồm hơn 70 môn học và Bậc Advanced gồm hơn 50 môn học để lựa chọn. Nhìn vào list môn ở 2 bậc này, em chia thành 5 nhóm lĩnh vực chính gồm:

1) Business Pathway: gồm các môn như Business Studies, Enterprises, Accounting, Economics, Travel & Tourism ...

2) Human & Social Sciences Pathway: gồm các môn như History, Sociology, Development Studies, Religious Studies, ...

3) Sciences Pathway: gồm các môn như Maths, Biology, Chemistry, Physics, Food and Nutrition ...

4) Arts & Technology Pathway, gồm các môn như Arts, Design, Technology, Computer Sciences, ICT, Music, ...

5) Languages: gồm các môn như Japanese, Chinese, English, ...

Tất nhiên không trường nào có thể cung cấp từng đấy môn học và họ sẽ chọn số môn nhất định và dàn trải ở cả 5 nhóm này tuỳ theo năng lực và chiến lược riêng. Tuy nhiên Cambridge xây dựng lượng môn nhiều như vậy cũng cho thấy họ muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng phân hoá của phụ huynh nhất là khi con lên tầm lớp 9/10. Phụ huynh theo chương trình VN không theo Cambridge Pathway cũng có thể dựa theo hướng này khi định hướng nghề nghiệp cho con.

Mục tiêu đào tạo của Cambridge Pathway ở 2 bậc này vẫn là cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học sinh phù hợp với lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Do đó, em phân ra 5 nhóm lĩnh vực chính theo những ngành/chuyên ngành đào tạo ở bậc Đại học để các anh chị dễ hình dung hơn. Ví dụ ai theo thiên hướng 1 thì khi lên Đại học sẽ có thể chọn các chuyên ngành như Accounting, Finance, Management, ...

Như bài trước em có chia sẻ, nếu các con học ở các trường dân lập VN giảng dạy theo Cambridge Pathway thì do yêu cầu song bằng nên các con chỉ có thể học 4-5 môn học trong tổng số từng đó môn. Ví dụ hiện nay, ở bậc US, Nguyễn Siêu đang cho phụ huynh chọn 4 môn trong tổng số khoảng 10 môn, chia theo 2 nhóm 1 và 3. Như vậy theo em cũng là tạm đủ vì khi vào Đại học đa số các trường thường yêu cầu 3-4 môn A levels liên quan tới ngành đăng ký với mức điểm phù hợp (tuỳ ngành, tuỳ trường, tuỳ nước có những quy định riêng).

Ở Anh, theo em biết học sinh bản xứ học tầm trung bình 8-10 môn (tối đa 15 môn) nhưng các bạn ý cũng đa phần chỉ thi tầm 6-8 môn ở GCSE còn lên tới A levels thì thi 4-6 môn là nhiều. Mục đích bên cạnh thi ít môn để đảm bảo đạt số điểm cao thì lên tới A levels các bạn ý cũng rõ ràng hơn về lựa chọn ngành nghề trong tương lai nên sẽ chọn môn tập trung hơn.

Tuy nhiên do số môn lựa chọn của phụ huynh theo Cambridge Pathway ở dân lập Việt Nam là có giới hạn nên các phụ huynh sẽ càng phải đắn đo nhiều hơn, ngay từ khi bắt đầu lên tới bậc US (Lớp 9-10). Đến bậc Advanced (Lớp 11-12), như em vẫn khuyên các phụ huynh rằng không nên học song bằng vì về bản chất ý nghĩa văn bằng là như nhau. Mà nên chọn 1 con đường & đầu tư để đảm bảo con đạt kết quả tốt để xin admission thậm chí xin scholarships. Đây cũng là lý do vì sao ngay từ đầu, em khá quan ngại về mô hình bên CVA triển khai.

Chương trình Quốc gia Việt Nam (MOET) có điểm lợi thế rằng các con sẽ học dàn trải tất cả các môn và khi tốt nghiệp THPT, các con có học bạ thể hiện điểm ở tất cả các môn con đã từng theo học. Do đó cũng sẽ thuận tiện hơn khi xin học bậc Đại học. Tuy nhiên, học sinh theo MOET khi xin học Đại học ở Anh, Úc hoặc New Zealand, bên cạnh điểm IELTS sẽ thường phải học thêm các khoá bổ trợ (Foundation, Diploma, ...) mới có thể được chấp nhận vào học chuyên ngành ở bậc Đại học. Ngoài ra học sinh theo MOET sẽ rất khó xin offer vào một số ngành đặc thù thuộc nhóm 2 và 3 như Luật, Báo chí, Bác sỹ, Dược, Vet ... vì căn bản những ngành này tỉ lệ chọi rất cao ngay cả với các bạn bản xứ và văn bằng phổ thông VN không chứng minh được tính tương đồng (nhất là các môn thiên hướng xã hội). Do đó, nếu gia đình nào xác định đầu tư trọng điểm cho con vào các ngành trên thì nên xác định cho các bạn ý đi du học ngay khi vừa kết thúc bậc US (Lớp 10).

Bài này, em chia sẻ tổng quan như vậy để các anh chị nắm qua được. Khi tư vấn em sẽ tuỳ vào từng trường hợp để đưa ra lời khuyên phù hợp. Một điểm chú ý nữa là 1 số môn ở bậc US và Advanced học sinh có thể học theo hình thức home-schooling. Nhưng em sẽ chia sẻ riêng cho các anh chị quan tâm khi tư vấn trực tiếp.

 


Jun 30, 2024

4 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL Print Email