01 ví dụ minh họa về Kế hoạch bài giảng có sử dụng công cụ AI bậc đại học với chủ đề: "Marketing trong Giáo dục"

01 ví dụ minh họa về Kế hoạch bài giảng có sử dụng công cụ AI bậc đại học với chủ đề: "Marketing trong Giáo dục"

Kế hoạch bài dạy này được thiết kế để dạy về chủ đề "Marketing trong Giáo dục" ở bậc đại học, với thời lượng 01 tiết. Bài học sử dụng Fink’s Taxonomy để định hình các mục tiêu học tập, đảm bảo rằng sinh viên không chỉ hiểu sâu về khái niệm marketing mà còn phát triển các kỹ năng cần thiết để áp dụng, tích hợp và phản ánh về kiến thức đã học.

Các mục tiêu được chia thành sáu chiều cạnh của Fink’s Taxonomy: Kiến thức cơ bản, Ứng dụng, Tích hợp, Quan tâm, Góc độ con người và Học cách học. Mục tiêu của bài học bao gồm việc hiểu sâu sắc khái niệm marketing, áp dụng kiến thức vào việc thiết kế các prompts và sơ đồ tư duy, liên kết các ý tưởng marketing với các lĩnh vực khác, cảm thấy hứng thú và nhận ra giá trị thực tiễn của marketing, phát triển nhận thức về vai trò của marketing trong cộng đồng, và áp dụng phương pháp học tập hiệu quả như Retrieval Practice để cải thiện khả năng ghi nhớ.

Các hoạt động học tập được thiết kế để đáp ứng các mục tiêu này bao gồm khám phá khái niệm marketing qua các công cụ hỗ trợ, thiết kế prompts, vẽ sơ đồ tư duy, giảng viên giải thích khái niệm, và tổng hợp cũng như phản ánh về marketing. Mỗi hoạt động đều có kết quả mong đợi rõ ràng, giúp sinh viên nắm vững kiến thức lý thuyết và phát triển kỹ năng thực hành. Kế hoạch cũng bao gồm việc sử dụng các công cụ AI và kỹ thuật học tập tiên tiến để tối ưu hóa quá trình học tập, giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về marketing trong giáo dục.

1. Mục tiêu

Dựa trên Fink’s Taxonomy, các mục tiêu của bài học bao gồm:

Kiến thức cơ bản (Foundational Knowledge)

  • Hiểu biết sâu sắc về khái niệm marketing và các yếu tố chính của nó.

Ứng dụng (Application)

  • Áp dụng kiến thức về marketing để thiết kế các prompts và sơ đồ tư duy.

Tích hợp (Integration)

  • Liên kết các ý tưởng về marketing với các lĩnh vực liên quan khác.

Quan tâm (Caring)

  • Cảm thấy hứng thú và nhận ra giá trị của marketing trong thực tiễn giáo dục.

Góc độ con người (Human Dimension)

  • Phát triển nhận thức về vai trò của marketing trong cộng đồng giáo dục và xã hội.

Học cách học (Learning How to Learn)

  • Áp dụng phương pháp học tập hiệu quả như Retrieval Practice để cải thiện quá trình học tập và ghi nhớ kiến thức về marketing.

2. Các Hoạt Động trên lớp

2.1 Khám phá khái niệm marketing qua các công cụ hỗ trợ (Foundational Knowledge)

Tên hoạt động: Khám phá và So sánh Khái niệm Marketing

Nội dung hoạt động:

  • Sinh viên sử dụng các công cụ hỗ trợ như Gemini, ChatGPT, Colipot, Claude.ai để trả lời câu hỏi: "Marketing là gì?"
  • Các nhóm sinh viên so sánh và đánh giá kết quả từ các công cụ này.

Thời gian: 20 phút

Công cụ: Máy tính, truy cập internet, các công cụ hỗ trợ (Gemini, ChatGPT, Colipot, Claude.ai)

https://claude.ai/

https://chat.openai.com/

https://copilot.microsoft.com/

gemini.google.com/app

....

Kết quả mong đợi: Sinh viên nhận biết được sự khác nhau trong cách giải thích và mức độ chi tiết của các công cụ khác nhau, từ việc so sánh này mà sinh viên nhớ hơn về các khái niệm Marketing và quá trình phát triển của khái niệm này.

Lưu ý: Chỉ nên so sánh từ 2 - 5 ChatGPT mạnh nhất hiện nay.

2.2 Thiết kế prompts để hiểu rõ bản chất của marketing (Application)

Tên hoạt động: Thiết kế Prompts hiểu rõ bản chất/ứng dụng của Marketing trong lĩnh vực giáo dục

Nội dung hoạt động:

  • Cả lớp chia thành các nhóm để thảo luận và thiết kế các "prompts" để hiểu rõ bản chất của marketing.
  • Giảng viên đưa ra một cấu trúc prompts chuẩn/mang tính chất tham khảo cho cả lớp thực hiện.

(Có rất nhiều công thức/kỹ thuật Prompts có thể dùng trong
trường hợp này, ví dụ: Role/Context/Input-Explanation/Output
Format)

để cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quan về Marketing.

Thời gian: 25 phút

Kết quả mong đợi: Sinh viên phát triển được kỹ năng Prompts engineering để tìm hiểu về marketing.

2.3 Vẽ sơ đồ tư duy/sLIDES/NOTES CÁ NHÂN về các khía cạnh chính của marketing (Integration)

Tên hoạt động: Vẽ Sơ đồ tư duy/xây dựng slides/notes cá nhân về các nội dung liên quan đến Marketing

Nội dung hoạt động:

  • Sinh viên sử dụng các công cụ hỗ trợ như MindMeister, XMind, Lucidchart ...... để vẽ sơ đồ tư duy về một số công cụ lập kế hoạch marketing như 4P (Product, Price, Place, Promotion), Ma trận SWOT, và/hoặc các chiến lược marketing.
  • Chọn 01 nhóm trình bày sơ đồ tư duy/slides/notes của mình trước lớp.

Thời gian: 30 phút

  • Công cụ:Công cụ sử dụng: Vẽ mindmap (Ví dụ: https://whimsical.com/mind-maps), slides: Briskteaching/Gamma ....

Kết quả mong đợi: Sinh viên hiểu rõ và có cái nhìn toàn diện về các khía cạnh chính của marketing và bản chất của nó.

2.4 Giảng viên giải thích khái niệm và bản chất của marketing (Foundational Knowledge)

Tên hoạt động: Giảng viên giải thích về các nội dung liên quan đến Marketing

Nội dung hoạt động:

  • Giảng viên trình bày khái niệm marketing và bản chất của nó.
  • Sử dụng các ví dụ thực tế để minh họa.

Thời gian: 20 phút

Kết quả mong đợi: Sinh viên nắm vững kiến thức lý thuyết về marketing.

2.5 Tổng hợp và phản ánh về marketing (Caring, Human Dimension, Learning How to Learn)

Tên hoạt động: Tổng hợp và Phản ánh về Marketing

Nội dung hoạt động:

  • Sinh viên sử dụng công thức 3-2-1 để tổng hợp kiến thức (3 điều đã học, 2 điều thú vị, 1 câu hỏi còn thắc mắc).
  • Viết đoạn phản ánh ngắn về những gì đã học và cảm nhận cá nhân, gửi lên Padlet.

(Lưu ý: Các sinh viên nên takenotes bằng tay vì sẽ tăng khả
năng ghi nhớ hơn là chỉ dùng máy tính).

Tuy nhiên có thể hỗ trợ bằng các công cụ summarize như: https://mindgrasp.ai/, https://www.turbolearn.ai/; https://monic.ai/ ...)

  • Áp dụng phương pháp Retrieval Practice để củng cố kiến thức và cải thiện khả năng ghi nhớ.

Thời gian: 15 phút

Công cụ: Padlet và các công cụ tương tự

Kết quả mong đợi: Sinh viên tự đánh giá được mức độ hiểu biết của mình, phát triển kỹ năng tự học, và nhận thức được vai trò của marketing trong cộng đồng học tập và xã hội rộng lớn.

3. Kết Luận

  • Tổng kết lại nội dung bài học và đánh giá kết quả.
  • Đưa ra những gợi ý cho bài học tiếp theo và khuyến khích sinh viên tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về marketing.

Thời gian: 5 - 10 phút

Kết quả mong đợi: Củng cố kiến thức đã học và khuyến khích sinh viên tiếp tục nghiên cứu.

Ví dụ trên chỉ là gợi ý, giảng viên cần sáng tạo trong cách thức sử dụng công cụ AI trong lớp học để phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế cũng như phong cách giảng dạy của bản thân.

 


Oct 03, 2024

1 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL Print Email