Phương pháp viết Báo cáo báo chồn
Viết học thuật là một kĩ năng khó với tất cả mọi người ở bất kì ngôn ngữ nào. Nó đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe về cấu trúc, từ vựng, nội dung và văn phong. Người Anh chưa chắc đã viết được một báo cáo học thuật bằng tiếng anh. Tương tự, người Việt cũng không hẳn viết tốt một báo cáo bằng tiếng Việt. Do đó, người Việt viết tiếng Anh học thuật càng cần có thời gian luyện tập, trau dồi. Hình thức viết này không chỉ được sử dụng ở các trường đại học hay viện nghiên cứu hàn lâm, mà còn rất có ích trong mọi công việc đòi hỏi tính chuyên môn và chuyên nghiệp cao.
Có rất nhiều lí do khiến chúng ta sợ, lười hoặc trì hoãn việc viết học thuật, mà cụ thể ở đây là báo cáo, đề cương hoặc luận án. Ví dụ như hội chứng sợ trang giấy trắng, mở word ra thấy trang giấy trống như não mình vậy; hoặc tự nhủ “Sẽ bắt đầu viết vào thứ 2” (của tuần nào thì chưa biết); hoặc nghĩ rằng đọc hết báo/ làm hết thí nghiệm rồi viết một thể. Trên thực tế, viết lách tốn nhiều thời gian hơn chúng ta nghĩ.
Vậy nên, trước khi tính đến việc sử dụng ngôn ngữ nào, mình muốn chia sẻ các quy trình và lưu ý cơ bản để viết báo cáo/ đề cương/ luận án mà mình đã được học/ đọc nha:
Các bước cơ bản:
Incubation (ấp ủ): đây là bước lên ý tưởng, tìm kiếm và tổng hợp thông tin nền, kiểm tra yêu cầu hay hạn nộp
- Planning (lên kế hoạch): tạo khung bài viết theo yêu cầu (báo cao hay luận án), có những đề mục gì, bao nhiêu trang/bao nhiêu từ, ý chính của mỗi mục là gì.
- Drafting (viết nháp): Sắp xếp và viết thông tin vào từng mục theo khung đã lập
- Redrafting (viết lại): Đọc và cân nhắc lại cấu trúc, chau chuốt câu cú, lựa chọn từ ngữ. Bước này cần lặp lại ít nhất 3 lần.
- Presentation (trình bày): kiểm tra và chỉnh sửa về ngữ ngáp, đánh vần, định dạng văn bản.
- Publication (xuất bản): nộp bài viết hoàn chỉnh.
Viết tự do:
Bước này tạo cho chúng ta cảm giác viết lách. Các bạn cố gắng viết không suy nghĩ, trả lời các câu hỏi cơ bản ví dụ:
- Câu hỏi nghiên cứu của tôi là?
- Các bài báo, nghiên cứu, thí nghiệm tôi đã làm là?
- Thắc măc, khó khắn, vấn đề tôi đang gặp phải là?
- Phần kiến thức/ ý tưởng tôi thấy hay là?
- Việc tôi cần làm tiếp theo là?
Hình dung hóa:
Thường thì một báo cáo/ đề cương/ luận án có các thành phần chính là: Introduction, Materials and Methods, Results, Discussion, Future Work (optional). Các bạn có thể brainstorm ý tưởng bằng mind maps và vạch ra tiến độ công việc bằng gantt chart. Có thể tự vẽ tay hoặc làm trên máy tính tuỳ khả năng và sở thích.
Làm Gantt chart: https://www.excel-easy.com/examples/gantt-chart.html
Làm Mindmaps: https://www.mindmup.com/
Viết tách lớp:
Để tránh tình trạng không biết bắt đầu từ đâu, phương pháp này rất hiệu quả để có cái nhìn tổng quát cung như ước lượng thông tin/kiến thức. Nó được giới thiệu trong cuốn “How to write a Thesis” của tác giả Rowena Murray. Trong đó:
𝙖. 𝙇ớ𝙥 1: 𝙡ê𝙣 𝙠𝙝𝙪𝙣𝙜 𝙘ủ𝙖 𝙗á𝙤 𝙘á𝙤/ 𝙡𝙪ậ𝙣 á𝙣:
- Viết đề mục lớn
- Viết 1-2 câu ý chính cho từng mục lớn: Mục đích hoặc nội dung chính bao gồm trong này là gì.
- Viết đề mục nhỏ
- Viết 1-2 câu cho từng đề mục nhỏ
𝙗. 𝙇ớ𝙥 2: 𝙫𝙞ế𝙩 𝙨ườ𝙣 𝙘𝙝𝙤 𝙩ừ𝙣𝙜 đ𝙤ạ𝙣
- Liệt kê các ý chính cần viết trong từng đề mục nhỏ
- Rà soát, thêm vào hoặc lược bỏ các ý đã liệt kệ
- Sắp xếp lại trật tự các ý
𝙘. 𝙇ớ𝙥 3: 𝙑𝙞ế𝙩 đ𝙤ạ𝙣
- Chọn ra ý chính cho đoạn văn
- Viết các câu dẫn, các câu bổ sung cho các ý chính
- Đưa ra dẫn chứng, ví dụ hoặc kết quả đã nghiên cứu/ thực hiện
Kiểm tra các lỗi có thể mắc:
Lỗi đạo văn/ đạo ý tưởng: Đây là một hành vi sai trái trong bất kì lĩnh vực nào mà chúng ta cần đặc biệt lưu ý. Đối với các bài báo, tài liệu tham khảo, cần được trích nguồn đầy đủ. Mình sẽ nói rõ hơn về vấn đề này trong bài viết khác.
- Lỗi bản quyền: ví dụ như một số hình ảnh, bảng biểu cần được xin phép tác giả trước khi đưa vào báo cáo hay luận án của mình.
- Lỗi dùng từ: có thể là dùng từ chưa đúng văn phong, ngữ cảnh, hoặc từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần.
Đánh giá bài viết:
Tự mình đánh giá: nếu đoạn văn thì chờ một vài tiếng, nếu cả báo cáo thì để sang ngày hôm sau mới đọc lại. Tự rà soát và chỉnh sửa.
- Nhờ bạn bè anh chị em đồng nghiệp: góp ý về kiến thức chuyên môn
- Nhờ bạn bè anh chị em gần lĩnh vực: góp ý về độ mạch lạc, dễ hiểu hay lôi cuốn
- Nhờ thầy cô hướng dẫn: nếu như báo cáo/ luận án cần nộp cho trường hoặc các đơn vị khác.
Tạm thời bài cũng dài rồi, có thể lần tới mình sẽ chia sẻ thêm các típ nâng cao hơn một chút.
Nhân tiện, mình có một cuốn sách hay về Science research writing bằng tiếng Anh, bạn nào quan tâm có thể để lại email dưới phần bình luận, mình gửi sách cho nghen
Nguồn tham khảo: My Ở Cam
Jun 26, 2024