Thói quen tốt cho một năm học giỏi

𝗡𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗼́𝗶 𝗾𝘂𝗲𝗻 𝘁𝗼̂́𝘁 𝗰𝗵𝗼 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝗻𝗮̆𝗺 𝗵𝗼̣𝗰 𝗴𝗶𝗼̉𝗶

Năm học mới sắp đến, ai cũng đặt cho mình một mục tiêu sẽ đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên, có không ít bạn (trong đó có mình) từng có quyết tâm hừng hực nhưng không duy trì được nó. Hiện tại mình đang là NCS Tiến sĩ, bậc học có thể coi là cao nhất rồi, và mình ngày càng nhận ra những lợi ích của việc xây dựng hệ thống (systems) hơn là mục tiêu (goals).

Dưới đây là những thói quen mà mình đang cố gắng duy trì, và chúng hiệu quả đối với mình khi sinh sống và học tập tại Cambridge, nên mình muốn chia sẻ lại để các bạn tham khảo. Không phải là sự gò bó cứng nhắc mà là để tối ưu hiệu suất học tập/ làm việc.

Bài viết sẽ gồm 3 phần chính:

- Vào buổi sáng
- Trong học tập và công việc
- Vào buổi tối

𝟭. 𝗩𝗮̀𝗼 𝗯𝘂𝗼̂̉𝗶 𝘀𝗮́𝗻𝗴

Mình rất thích khái niệm “the golden hour” – một tiếng đầu tiên sau khi thức dậy dường như quyết định năng lượng và quán tính của một ngày. Có hôm mình dậy trước giờ đi bắt xe bus 60 phút, nhưng nằm trên giường xem điện thoại tới nửa giờ mới lò dò ngồi dậy lượn ra lượn vào. Có hôm mình ngủ muộn hơn một chút, nhưng bật dậy như lò xo, chuẩn bị mọi thứ từ trang phục, cặp sách, đồ ăn trưa một cách nhanh chóng. Mình bắt đầu ngày mới với hai tâm thế khác nhau trong hai ngày hôm đó: lề mề >< sẵn sàng.

Và tất nhiên mình muốn có nhiều hơn những ngày “sẵn sàng”:

𝗮. 𝗞𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗯𝗮̂́𝗺 𝗻𝘂́𝘁 𝗵𝗼𝗮̃𝗻 𝗯𝗮́𝗼 𝘁𝗵𝘂̛́𝗰

Tắt chuông một lần thì sẽ có lần hai rồi lần ba. Điều này vừa gây cảm giác ức chế cho não bộ do phải thay đổi chế độ ngủ- thức trong thời gian ngắn, vừa làm giảm động lực cho một ngày mới.

Để điện thoại ra xa tầm với, ép bạn phải dậy để đi tắt chuông. Và một khi đã ra được khỏi giường rồi thì bạn sẽ dễ dàng tỉnh táo hơn. Chỉ là vài giây quyết định sẽ cho một kết quả khác.

𝗯. 𝗨𝗼̂̀𝗻𝗴 𝗻𝘂̛𝗼̛́𝗰:

Uống nước, một việc rất đơn giản nhưng giúp cung cấp năng lượng cho não sau một đêm. 75-80% cấu tạo của não bộ là nước. Khi não bộ bị mất nước, bạn sẽ thường cảm thấy bị đau đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ. Đó đó, cung cấp đủ nước cho não bộ và cơ thể là cực kì cần thiết.

Mình hay để một cốc nước ngay trên bàn cạnh giường để tiện uống luôn lúc dậy, là thấy sảng khoải, tỉnh cả người. Tắm vào buổi sáng cho tươi tắn cũng được nữa này.

𝗰. 𝗩𝗮̣̂𝗻 đ𝗼̣̂𝗻𝗴:

Đầu tư một ít thời gian buổi sáng cho thể dục thể thao cho cơ thể linh hoạt, dẻo dai. Hàng ngày, mình thì chỉ đơn giản là vươn vai, duỗi tay duỗi chân cho đỡ mỏi, sau đó thì đạp xe ra bến xe bus mất 15 phút.

Cuối tuần có nhiều thời gian hơn thì mình đi chạy bộ với bạn hoặc đi chèo thuyền. Có ngày không làm được việc gì ra hồn, nhưng ít ra là đã tập thể dục.

𝟮. 𝗧𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗵𝗼̣𝗰 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝘃𝗮̀ 𝗰𝗼̂𝗻𝗴 𝘃𝗶𝗲̣̂𝗰

𝗮. 𝗖𝗵𝗼̣𝗻 𝘁𝗵𝘂̛́ 𝘁𝘂̛̣ 𝘂̛𝘂 𝘁𝗶𝗲̂𝗻

Bắt nguồn từ câu nói nổi tiếng của Mark Twain:
“If it’s your job to eat a frog, it’s best to do it first thing in the morning. And if it’s your job to eat two frogs, it’s best to eat the biggest one first”.

(Tạm dịch: Nếu công việc của bạn là ăn một con ếch, thì tốt nhất là làm nó đầu tiên vào buổi sáng. Và nếu công việc của bạn là ăn hai con ếch, tốt hơn hết là ăn con to nhất trước”)

Điều đầu tiên mình làm khi tới trường đó là viết To-do list- liệt kê những việc mình muốn hoàn thành trong ngày. Sau đó mình dùng bút đỏ đánh dấu những việc quan trọng và ưu tiên làm chúng trước.

Mình cũng hay tự hỏi là “Nếu ngày mai có bài kiểm tra hay bài thuyết trình, thì phần kiến thức nào là mình không tự tin nhất?”. Tất nhiên là học/ làm những cái khó hoặc mình không thích chẳng dễ dàng hay thoải mái gì, nhưng khi tự đưa ra câu trả lời là tự nhắc bản thân rằng chúng là điểm yếu mà mình nên dành thời gian để cải thiện.

Tương tự với Nguyên lí Pareto, đề cập tới 80% kết quả chúng ta đạt được có từ 20% công sức khi tập trung vào những việc quan trọng trước, rồi xử lí các vấn đề nhỏ/ quen thuộc sau.

Ngoài ra, “Eat that Frog”- Brain Tracy, là tên của cuốn sách hay về chủ đề trì hoãn và quản lí thời gian, các bạn có thể tìm đọc nhé. Hoặc có thể mình sẽ tóm tắt những gì mình học được từ cuốn sách này trong một bài viết khác.

(Procrastination is like a credit card, it’s a lot of fun until you get the bill 🥹)

𝗯. 𝗞𝘆̃ 𝘁𝗵𝘂𝗮̣̂𝘁 𝗙𝗲𝘆𝗻𝗺𝗮𝗻:

Được đúc kết bởi nhà Nobel vật lí Richard Feynman (1918–1988) giúp chúng ta đánh giá được mức độ hiểu và ghi nhớ những gì đã đọc/ học bằng cách chọn lọc, sắp xếp và diễn đạt thông tin ngôn ngữ của riêng bạn. Và học hiểu bao giờ cũng nhớ lâu hơn. Các bước của phương pháp này là:
+ Lựa chọn chủ đề/ kiến thức bạn muốn ghi nhớ
+ Giải thích lại nội dung đó theo ngôn ngữ đơn giản (như cho một đứa trẻ 7-8 tuổi)
+ Xác định lỗ hổng kiến tức và tự củng cố
+ Hoàn thiện kiến thức và thực hành lặp lại

𝗰. 𝗣𝗵𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 𝗽𝗵𝗮́𝗽 𝗹𝗮̀𝗺 𝘃𝗶𝗲̣̂𝗰 𝘀𝗮̂𝘂 𝗰𝘂̉𝗮 𝗖𝗮𝗹 𝗡𝗲𝘄𝗽𝗼𝗿𝘁:

Deep work là trạng thái làm việc chuyên nghiệp đòi hỏi tinh thần tập trung cao độ, hạn chế tố đa sự phân tâm để khả năng nhận thức đạt tới cực hạn. Từ đó, những giá trị sáng tạo mới được hình thànhm những kĩ năng được nâng cao và khó bị sao chép. Cũng gồm 4 bước:
+ Xác định mục đích của Deep Work
+ Lên lịch cho sự phiền nhiễu
+ Xây dựng nghi thức Deep Work
+ Tắt nguồn, nghỉ ngơi

Mình đã có một bài viết chi tiết về hai cách học/ làm việc phía trên tại đây: 𝗦𝘁𝘂𝗱𝘆 𝘀𝗺𝗮𝗿𝘁𝗲𝗿, 𝗻𝗼𝘁 𝗵𝗮𝗿𝗱𝗲𝗿 

𝗱. 𝗕𝗮̣̂𝘁 𝗰𝗵𝗲̂́ đ𝗼̣̂ 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝘁𝗿𝘂𝗻𝗴 𝗽𝗵𝗮̂𝗻 𝘁𝗮́𝗻:

Nghe có gì đó sai sai nhỉ. Mình biết tới khái niệm này qua bài Tedx Talk có tên “How to get your brain focus” của Chris Bailey. Anh ấy chỉ ra rằng, khi chúng ta để tâm trí của mình lang thang, cho phép nó được tự do nghĩ vẩn vơ, nó có thể dẫn chúng ta tới những sự sáng tạo. Những sáng kiến hay hiếm khi xuất hiện khi chúng ta ngồi cắm mặt tại bàn làm việc hoặc khi có ai đó nói với bạn là “hãy động não lên”. Ngược lại, ý tưởng được nảy ra khi chúng ta đi dạo công viên, rửa bát (có phải vì thế mà các bác tỉ phú hay rửa bát chăng 😂), đan len, hay đang tắm (như nhà toán học Archimedes, “Eureka!”).

Mà cũng đúng thật, nhiều khi gặp một vấn đề gì đó khúc mắc, mình chỉ cần đứng lên đi vệ sinh rồi quay lại thôi là đã thấy sáng tỏ hơn vài phần rồi. Thường thì mình hay tắm lâu hoặc đi bộ loanh quanh khuôn viên trường để được suy nghĩ vẩn vơ. Mình cũng thích nhìn giấy chui ra từ máy in hoặc máy photocopy nữa. Do đó, việc để não đi lang thang đem tới không gian cho sự sáng tạo và có ích trong xử lí tình huống.

𝟯. 𝗩𝗮̀𝗼 𝗯𝘂𝗼̂̉𝗶 𝘁𝗼̂́𝗶

𝗮. 𝗠𝗲𝗱𝗶𝘁𝗮𝘁𝗶𝗼𝗻 – 𝗧𝗮̣̂𝗽 𝘁𝗵𝗶𝗲̂̀𝗻

Một hoạt động giúp tăng sự tập trung và giải toả căng thẳng. Đơn giản, bạn chỉ cần ngồi thoải mái (trên giường, dưới nền nhà…), nhắm mắt, để ý vào nhịp thở, hít sâu vào bằng mũi, thở từ từ ra bằng miệng.

Mình không thiền hàng ngày, nhưng cũng hay làm vào buổi tối để cho dễ ngủ.
Đây là các videos thiền 10 phút này mình hay xem, có thiền giúp chữa lành, giải toả lo âu, cho người mới bắt đầu
: Youtube link

𝗯. 𝗚𝗿𝗮𝘁𝗶𝗱𝘂𝘁𝗲 𝗷𝗼𝘂𝗿𝗻𝗮𝗹- 𝗦𝗼̂̉ 𝘁𝗮𝘆 𝗯𝗶𝗲̂́𝘁 𝗼̛𝗻

Mình đã từng nghĩ việc viết ra mấy thứ “tôi cảm ơn cuộc đời” thế này khá là sáo rỗng. Nhưng sự thật là chính nó đã mang đến cho mình một thái độ sống tích cực và bớt đi những than vãn, phiền muộn (đặc biệt là khi mình gặp phải vấn đề tâm lí).

Mình dành 10 phút trước khi đi ngủ để ngẫm lặng và viết, thấy vui và trân trọng những điều tốt đẹp mà đôi khi vô tình bỏ lỡ: 3 người mình cảm thấy biết ơn, 3 việc làm khiến mình vui trong 24 giờ qua. Bây giờ, khi sức khoẻ tâm lí của mình đã tốt hơn, hai ngày mình viết sổ một lần. Thi thoảng đọc lại những trang phía trước, thấy nhiều điều bé nhỏ mà đáng yêu thực sự.

Như đã chắp bút trong một bài blog khác cách đây khá lâu ( https://bit.ly/3zz6ht1 )

"Trong trang giấy tối qua mình đã viết “Mình thấy rất vui khi đã cho một bác vô gia cư ngồi bên vệ đường vài đồng xu còn trong ví, dù chỉ đủ để bác mua một tách trà nóng hay một bát súp nhỏ. Đổi lại, mình nhận được nụ cười giòn và câu nói “Merry Christmas, sweet heart!”".

Lại là một bài viết dài nên mình tạm dừng ở đây nha. Chúc các bạn học tốt và không cần đi xin vía nữa 🥰

Nguồn tham khảo: My ở Cam


Jul 04, 2024

1 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL Print Email