Đừng Từ Bỏ Quá Sớm
PHẦN 1:
... hôm trước cũng có bạn trẻ hỏi anh Thiện 'thế nào là quá sớm'?
Anh Thiện trả lời (theo tui nhớ) là có hai tiêu chí:
+ làm hết sức 3 lần
+ khi làm không còn cảm thấy vui nữa
có ít nhất một trong hai thì nên tạm đóng lại, có lẽ chưa đủ duyên.
Mình xin góp 500đ suy nghĩ với 3 góc độ tiếp cận khác:
- thế nào là TỪ BỎ và thế nào là BẮT ĐẦU?
Với không ít người, mọi thứ BẮT ĐẦU là khi họ nghĩ là mình bắt đầu - hay đăng lên mạng xh như thế.
'Đầu voi đuôi chuột' là sự mô tả của nhiều trường hợp. Hô xong sau một thời gian không thấy ra gì và này nọ lắm thì lẳng lặng kết thúc ('mình bỏ rồi/thấy khó quá...')
BẮT ĐẦU mơ hồ thường sẽ dễ (gây áp lực) cho việc TỪ BỎ vì 'làm quài hổng thấy khá'. Ủa alo ngồi xuống nhấp miếng trà kể nghe coi làm quài là làm gì, khá là khá làm sao?
Quan điểm rất cá nhân thì mình nghĩ càng ở giai đoạn BẮT ĐẦU càng cần tính kỹ, nghiêm túc và khiêm tốn - vì thành tựu (progress) ở giai đoạn này rất random (và sự thừa nhận cũng random luôn).
'If you fail to plan, then you plan to fail'.
Một khái niệm hữu ích mà mình hay đề xuất/dùng là 'cycle' (tạm dịch 'vòng quay'). Mỗi cycle nên kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần, mình hay chọn 3 tuần (vì ấn tượng 21 ngày là thời gian tối thiểu để hình thành/thay đổi một thói quen). Sau đó lên kế hoạch và đặt mục tiêu cho từng cycle - từ đó dễ để tìm thông tin/lời khuyên lẫn cải thiện.
Cách đặt vấn đề hiệu quả (hơn) là 'trong cycle đầu tiên phát triển điều X thì kế hoạch và mục tiêu là gì?'
TỪ BỎ là khi bạn không còn muốn/có thể cam kết hay có kế hoạch hiệu quả cho một cycle (cái này thì có nhiều huyền cơ nè, cần viết một bài riêng).
Góc độ rất cá nhân thì nếu không thể cam kết ít nhất 3 cycles cho một điều gì thì không nên BẮT ĐẦU, vì với cách tiếp cận đó bạn đã TỪ BỎ luôn rồi (dân gian gọi là 'làm ăn sống nhăn'). Kiểu này là 'từ bỏ từ... đầu' luôn chứ dek phải 'quá sớm' nữa.
- các dấu hiệu (ít biết) của việc ĐỪNG TỪ BỎ
(1) bạn vẫn cảm thấy vui khi làm (như anh Thiện nói)
(2) bạn nhận được lợi ích (trực tiếp, liên kết, tổng quát) khi làm
ý là (có làm việc đó trong đời thì chất lượng cuộc sống tốt hơn)
(3) khi làm bạn gặp phải những THÁCH THỨC thú vị và hữu ích
'The obstacle is the way', anh em game thủ thì nói 'còn thấy quái ra là còn đi đúng đường'
(4) nó VẪN là một lựa chọn sử dụng nguồn lực (thời gian, tiền bạc, tâm trí) TỐT HƠN các lựa chọn khác
Mình hay gặp mấy trường hợp
'Trước em có thử làm cái A mà sau một thời gian bỏ vì chán/khó quá'
'Ủa vậy giờ em đang làm gì khác?'
'Bỏ xong cũng chưa biết làm gì á anh, tại thấy gì cũng khó'
'Ủa em???'
- úi chà viết 2 cái mà dài quá, thôi mai viết tiếp.
Nói chung là
'The way you approach things in life is usually the way you approach life'.
PHẦN 2:
"Where is your fear, there is your task" - Carl Jung.
"Success is a lousy teacher. It seduces smart people into thinking they can't lose" - Bill Gates.
-- ý thứ 3 của việc từ bỏ/tiếp tục.
Hôm trước mình có nêu khái niệm 'vòng quay'/cycle (với gợi ý là tầm 21 ngày - có thể dao động 2-4 tuần) là một cách tiếp cận để mọi người phân tách và 'zoom in' vào từng mục tiêu nhỏ.
Quay lại một chút về mô hình Urgent/Important thì nhiều người chỉ bắt đầu làm một điều gì khi nó là Urgent x Important, dân gian gọi là 'cháy nhà chết người'.
Cách tốt hơn là BẮT ĐẦU SỚM & dành thời gian ĐỦ (nên có thời gian cho ít nhất 3 cycles - là tầm 63 ngày) vì mình tin là 'you can never be over-prepared' (*).
Tốt nhất là nên bắt tay vào việc Important not Urgent, càng làm mọi thứ sớm bạn càng có nhiều thời gian nghiền ngẫm cũng như tận dụng tiềm thức/vô thức. Dân sáng tạo hay gọi là 'let the idea grow on you' - vậy nên ý tưởng 3 ngày khác ý tưởng 3 tuần đôi khi không phải ở hình thái mà ở độ thẩm thấu, thành thạo của bản thân với nó.
Sẽ có câu hỏi ủa mình cứ đi làm mấy việc Not Urgent vậy còn mấy việc Urgent thì sao? Chà, chắc chắn vẫn phải dành thời gian cho những việc Urgent nhưng cách tốt nhất là hạn chế và thực hiện nó trước khi trở thành Urgent (khả năng planning & risk management).
Mình vẫn ấn tượng cô bạn học thời phổ thông với tiêu chí 'đi học về hôm nào làm hết bài hôm đó'. Logic của bản là mình vừa học xong còn nhớ thì nên làm luôn, để sát ngày kiểm mới lấy ra làm khéo lại quên.
Mình hỏi ủa hôm nay làm bài giao hôm nay thì thời gian đâu làm bài sẽ kiểm hôm sau? Bạn cười bảo lúc đầu hơi vã tí (người nhớn gọi là 'double job') nhưng tầm vài ngày sẽ ổn, vì bài hôm nào đã được giải quyết ngay hôm đó rồi.
Nói thêm về tận dụng tiềm thức/vô thức thì mình nghĩ cùng một thời điểm chỉ nên có tối đa là 3 việc quan trọng đang làm (và tất nhiên là cần làm từng việc một, như nguyên tắc Pomodoro). Càng trưởng thành càng thấy mấy cái trò multi-tasking là bậy bạ hết sức, giống như cùng lúc ăn sushi - lẩu thái feat khô quẹt vậy; hết thì không biết có hết không mà trải nghiệm tệ hết sức, chẳng đọng lại gì.
Nếu bạn có nhiều hơn 3 việc quan trọng một lúc thì khả năng bạn rơi vào một (hay tất cả) những tình huống sau:
+ không biết ưu tiên và phân biệt: cái gì cũng muốn làm xúc xích ngay và lun cùng lúc.
+ hệ quả của một thời gian (hay phương pháp làm việc) không hiệu quả: QUYẾT TÂM là tốt nhưng nó không phải cây đũa thần. Mấy trò kiểu 'trước đây em thiếu quyết tâm thiếu động lực - giờ em khác rồi'. Ờ chắc khác...
+ đang ở một setup sai: việc quá sức, process không tốt hay ảo tưởng sức mạnh. Các bạn trẻ thường dễ 'gãy' (nói như Nghệ là 'mỏng giòn') vì đánh giá thấp việc đầu tư nghỉ ngơi sâu và tái tạo năng lượng, cứ nghĩ mình đã/đang gồng được thì sẽ gồng tiếp được mãi.
Không phải ngẫu nhiên mà những người senior rất focus và chỉ làm 1-2 việc một lúc. Tổng khối lượng công việc họ hoàn thành nhiều hơn bạn là do (a) chất lượng trong từng việc cao hơn, (b) họ đã xây dựng được một hệ thống hỗ trợ tốt (kinh nghiệm, template, network) và (c) cái này quan trọng nè - họ có khả năng zip các cycle lại (tức là thay vì bạn cần 21 ngày thì họ chỉ cần 7 thậm chí là 3-5 ngày).
Thật sự khả năng 'finish the job in high quality consistently' là tổng hợp của nhiều kỹ năng và tâm thế, nếu không nhìn nhận và có kế hoạch phát triển cụ thể thì sẽ rất dễ rơi vào 'bỏ cuộc như một thói quen'.
Sẽ có khá ít người dễ bỏ cuộc trong lĩnh vực này mà lại kiên trì lĩnh vực khác, nếu có (kiên trì trong vài lĩnh vực) thì đó là bản năng (thích thì làm) chẳng phải bản lĩnh. Điều đáng sợ của việc bỏ cuộc là nó dễ trở thành một thói quen và cách tiếp cận BAO TRÙM cuộc sống của bạn.
Mà những người dễ bỏ cuộc hay tìm lý do hay distraction lắm.
Đừng từ bỏ quá sớm - vì nó thường và dễ lắm.
Stay in the game cũng là một nghệ thuật, văn vở thì 'chung thủy cần nhiều tài năng hơn' (trích sách 'Kẻ ích kỷ lãng mạn').
PHẦN 3
Chỉ nên nói về những gì đã làm sau khi đã dành ít nhất 2 cycles nữa để nghiên cứu và đúc kết.
Theo trải nghiệm cá nhân, phần nhiều giá trị (đặc biệt là cho bản thân) được tạo ra vào thời điểm đó.
Nếu điều bạn vừa hoàn tất là một thứ quan trọng, hữu ích và phổ quát - hãy dành thời gian đúc kết những Dos & Don't cho người đi sau.
Thất bại/điểm dừng của bạn hiện nay có thể là xuất phát điểm và bệ phóng thành công mai sau, cho người khác hay đôi khi là chính bạn ('pick up where you left off' - 'finish what you began').
Vừa làm vừa la thường chỉ tốt cho xô xồ me đi a (thêm tương tác) còn bản thân thì nhận thêm áp lực và phân tâm.
Làm xong la liền thì cũng không có gì xấu, nhưng mà 'biết là biết vậy thôi' chứ WIIFM? Hãy tập thói quen be relevant và respectful với từng ánh nhìn và giây phút của mọi người xung quanh, đừng níu kéo hay gây phân tâm họ về những điều không liên quan.
La xong mà không làm, hay làm như mèo mửa thì... thôi dăm ba loại suy đồi nhân cách nì xoá khỏi bộ nhớ lun cho nhanh.
Nhớ lại vẫn thấy sợ hãi mí bạn vừa-xong-đã-quay-lại-chỉ-ngay-mà-chưa-biết-mình-hay-or-hên.
Vừa được Ai Eo ra đi dạy Ai Eo.
Vừa trúng tuyển ra đi dạy Cây Cây.
Vừa vào Em Ti ra mở lớp luyện liếc loạn cả ra.
Hoàn tất đã tốn nhiều nỗ lực rồi.
Mình tem tém lại một chút
cố thêm một chút để 'hoàn thiện'
và nghĩ về 'hoàn hảo'
để thấy còn quá nhiều thứ để học để làm.
Lấp lánh thì tốn pin.
Tốn pin thì không bền.
Không bền thì luẩn quẩn.
Một lần khiêm tốn
bằng
bốn lần tự kiêu.
Khiêm tốn cần nhiều nghị lực
nhưng tiết kiệm nhiều năng lượng
và phát triển nhiều nội lực hơn.
Aug 18, 2023