Reading- Học Sao Cho Hiệu Quả? Reading trước hay Listening trước?

READING - HỌC SAO CHO HIỆU QUẢ?

Hôm nay mình chia sẻ những vấn đề liên quan đến việc Reading trong việc học TA nói riêng, và học kiến thức nói chung.

Bài : Reading trước hay Listening trước?

Điều này tuỳ vào độ tuổi.

Nếu em bé của bạn chỉ mới 3 – 4 tuổi, thì việc cho con Listening trước sẽ phù hợp. Đây là cách học đúng y như người bản xứ: em bé mới ra đời là được nghe cha mẹ, ông bà, anh chị em… nói, nói, nói; và em bé chỉ nghe mà thôi. Nhưng, đó là môi trường lý tưởng:

Môi trường TA 100%

Môi trường TA chất lượng

Đứa bé vừa nghe thụ động, vừa nghe chủ động

Đứa trẻ được nghe và tương tác trực tiếp cha mẹ sửa sai cho con từng chút khi con phát âm sai, nói ngọng, nói sai

Quá trình này kéo dài khoảng 4 – 5 năm, trước khi con biết đọc

Còn ở VN mình, các bé nhỏ, nếu muốn áp dụng pp Listening trước, thì:

Môi trường VN vẫn là tiếng Việt 100%, trừ khi con học trường quốc tế xịn

TA mà con được tiếp xúc trực tiếp nếu có: không bảo đảm 100% chất lượng (GV không phải người bản xứ, cha mẹ cũng không phát âm chuẩn)

Con nghe thụ động là phần lớn (nghe loa)

Không được tương tác trực tiếp, không có người sửa sai

Những bạn nhỏ mới 4 – 5 tuổi, mà tham gia lớp bên mình, thì các con được nghe GV bản xứ giảng dạy trực tiếp, đồng thời được học Phonics, thì dĩ nhiên là quá tốt. Lúc này, chưa cần Reading nhiều, mà chủ yếu là Listening và đánh vần Phonics.

Nhưng với lứa tuổi lớn hơn thì sao?

Như bé K nhà mình chẳng hạn, con học TA lúc hè lớp 2, chuẩn bị lên lớp 3. Lúc đó, con đã lớn rồi, so với các bạn nhỏ được tiếp xúc TA sớm theo pp người bản xứ (nghe TA từ lúc 2 -3 tuổi), thì con đã trễ 4 - 5 năm. Ở độ tuổi 8+, các con có nên áp dụng phương pháp Listening và bắt chước không?

Không, không và không. Never.

Không bao giờ nên áp dụng thô thiển như vậy. Vì:

Ở lứa tuổi này, các con không còn thời gian 4 – 5 năm để chỉ nghe và thẩm thấu tự nhiên như trẻ vài ba tuổi nữa.

Ở lứa tuổi này, tư duy con đã phát triển, con cần học – hiểu, chớ không phải cách học bằng cách bắt chước như trẻ 3 tuổi.

Ở lứa tuổi này, con cần học theo kiểu chủ động, chớ không phải thụ động nghe và thụ động lặp lại theo những gì được nghe.

Ở lứa tuổi này, con cần học thật sự, học sâu hơn, nhiều hơn, học để tích luỹ kiến thức, chớ không phải chỉ để luyện nghe.

Trong khi Listening chỉ là kỹ năng, nội dung nghe chủ yếu chứa thông tin (sự kiện, câu chuyện/ truyện), thì Reading không chỉ là kỹ năng, mà còn chứa nhiều kiến thức. Nếu bạn nghe nhiều, bạn sẽ có kỹ năng nghe tốt. Nếu bạn đọc nhiều, bạn sẽ vừa có kỹ năng đọc tốt, và bạn còn lĩnh hội và tích luỹ được nhiều kiến thức nữa. Đó là sự khác biệt lớn giữa học bằng phương pháp Nghe và Đọc.

Ở lứa tuổi này, con cần học tăng tốc để bù lại quãng thời gian con đã bỏ lỡ trước đây. Nếu so những bé nhỏ được nghe TA từ 3 tuổi, đến khi các bé lên 8 tuổi, các bạn nhỏ này cũng đâu có thèm nghe loa thụ động nữa đâu, mà các bạn này đã đọc sách chữ, sách chapter dày cộm rồi. Có thể nói, những bạn 7 – 8 tuổi muốn học TA hiệu quả, thì cần phải biết chọn phương pháp học tối ưu để tăng tốc.

Không phải cứ thấy con nhà người ta luyện Listening triền miên, thì mình cũng làm theo. Mà mình quên để ý, em bé học bằng pp Listening là những em bé mấy tuổi? Các em bé nhỏ xíu đó mất mấy năm để nghe, nghe và nghe? Còn con mình đã lớn bộn rồi, bỏ ra 3 – 4 năm để Listening nữa thì liệu có còn thời gian để học bao nhiêu thứ nữa?

Vậy, dù tất cả các trung tâm TA, và rất nhiều GV dạy TA khuyên thứ tự học TA nên là “Nghe – Nói - Đọc - Viết”, nhưng mình phân tích và thấy:

Muốn học theo pp này, thì nên học từ lúc 3 tuổi. Chớ để lớn rồi mà học kiểu này, thì biết bao giờ mới giỏi.

Để Nghe -> Nói: là cách học bắt chước, rất là sơ đẳng, dành cho em bé tập nói. Học kiểu này chỉ bắt chước được mấy mẫu câu đơn giản, chào hỏi thông thường. Chớ làm sao mà nói được các chủ đề có chiều sâu, hoặc chủ đề có tính học thuật. Em bé lớn rồi, học cách này thì chừng nào mới giỏi.

Quay lại trường hợp bé K nhà mình, mình suy nghĩ rất nhiều, và mình chọn 1 góc nhìn khác:

Trước khi con luyện kỹ năng Listening, Speaking và Writing, con cần luyện Reading, vì:

Khi con có từ vựng, con biết và hiểu từ đó là nghĩa gì, thì con mới có thể nghe được.

Điều này, ngày xưa, bản thân mình đã từng vấp phải sai lầm. Lúc đó, các GV dạy TA cứ bắt học trò phải nghe và đoán nội dung, không cho đọc transcript (nội dung nghe). Mình đã tua băng cassette, nghe đi nghe lại đến nhão ra mà vẫn không hiểu được. Cho đến giờ, Listening vẫn là kỹ năng kém nhất của mình.

Mãi cho đến khi mình trưởng thành, đi làm, mình buộc phải nghe những clip về chuyên môn. Dĩ nhiên, mình phải mở subtitle nghe thì mới hiểu. Tuy đã mở subtitle, nhưng vẫn có rất nhiều từ vựng mà "mình không biết nó, nó không biết mình"; nên phải tra từ điển mới hiểu. Sau khi mình tra từ vựng, mình hiểu nội dung, thì mới nghe - hiểu được hoàn toàn.

Kể từ đó, mình khám phá ra rằng, nếu cta không biết từ vựng đó là gì, thì tụi mình có nghe 1 ngàn lần cũng không hiểu. Vậy thì, để nghe tốt, cta cần có nhiều tự vựng trước đã.

Tương tự, muốn có Speaking tốt, thì cũng cần phong phú từ vựng. Không có từ vựng để nói, thì chỉ ấp úng thôi. Ngoài ra, để nói chủ đề sâu hơn, thì ta cần phải có kiến thức nữa. Nếu không có kiến thức, thì chỉ là free-talk thôi à.

Cuối cùng, quan trọng nhất chính là Writing. Không thể nào viết tốt nếu như không đọc nhiều. Đối với môn Writing, dù là TV hay TA, thì muốn viết 1 chữ, ta cần đọc 1.000 chữ. Ý là, để viết tốt, người viết cần có vốn liếng từ vựng, và còn cần có ý tưởng phong phú để viết. Muốn có ý để viết thì phải đọc thật nhiều.

Tóm lại, theo mình, trong 4 kỹ năng, thì Reading là kỹ năng quan trọng nhất. Hơn thế nữa, Reading không nên được xem như 1 kỹ năng, mà là 1 phương pháp học suốt đời.

Lúc nhỏ, em bé học “Learn to Read”

Lớn lên, cta học “Read to Learn”

KẾT LUẬN:

Nếu em bé của bạn còn nhỏ, mới 2 – 5 tuổi, thì bạn cứ ung dung cho con học bằng pp Listening, và dĩ nhiên cộng thêm với học Phonics, Sightword. Nhưng Listening vẫn là chính.

Nhưng khi con lớn rồi, con vào lớp 1 rồi, thì Reading nên là phương pháp học chính của con, cho đến suốt đời.

Những bài viết sau, mình sẽ viết cụ thể hơn về:

Dùng Reading để luyện kỹ năng và dùng Reading để lĩnh hội kiến thức khác nhau như thế nào?

Reading để học và Reading để đọc: khác nhau như thế nào?

Làm sao giúp con hình thành khả năng Reading và thói quen yêu thích đọc sách TA?

Làm sao giúp con Reading và tích luỹ vốn liếng từ vựng đủ tốt để con phát triển 3 kỹ năng còn lại?

Làm sao giúp con học và lĩnh hội kiến thức 1 cách chủ động, hoặc nói 1 cách khác, giúp con làm chủ kiến thức?

P/S: Lưu ý cho những bạn nhỏ đang luyện Listening - Speaking:

Ở lứa tuổi nhỏ, em bé học bằng cách bắt chước. Nghe đúng, bắt chước đúng. Nghe người phát âm sai, con sẽ bắt chước phát âm sai.

Đối với trẻ nhỏ, ai tương tác trực tiếp với bé, thì người đó sẽ có ảnh hưởng nhất. Nhiều PH nghĩ rằng “con em nghe loa và xem toàn kênh Anh/ Mỹ. Nên dù có học với GV Philipin cũng không sao”. Mình thì cho rằng “rất có sao”.

Những bạn nhỏ học với GV Phi (hoặc những GV có giọng không chuẩn), sau đó vào học các lớp bên mình, mình quan sát những bạn đó tiến bộ về kỹ năng Speaking chậm hơn mấy môn khác. Vì sao? Vì khi con nói, con phát âm không chuẩn, nên con cảm thấy tự ti và điều này làm cản trở sự tiến bộ của con khá nhiều. Con mất nhiều thời gian hơn để cải thiện.

Điều mình đặc biệt nhận thấy là những bạn 8 - 9 tuổi trở lên đang sống ở Nhật mà học lớp mình, thì phải mất khoảng 1 năm thì các bạn đó mới chỉnh sửa được phát âm và Speaking tiến bộ. Trong khi đó, các bạn cùng tuổi ở VN thì chỉ cần 3 - 6 tháng là đã thấy tiến bộ.

Đó là vì học TA ở Nhật phát âm rất là sai. Đã sai thì rất khó sửa, mất thời gian. Vì vậy, các bé ở Nhật nên tiếp xúc và tương tác trực tiếp với nguồn TA chuẩn từ sớm. Đỡ vất vả hơn cho các bé sau này.

Nếu con bạn đang học trực tiếp đều đặn với GV bản xứ, thì em bé đã được tiếp xúc với nguồn TA chất lượng. Lúc này, cha mẹ hoặc các GV khác (ở trường công/ tư) có trực tiếp tương tác với con bằng giọng TA chưa chuẩn thì cũng không sao. Ngược lại, GV dạy trực tiếp mà nói không chuẩn, thì em bé không thể nào nói chuẩn được.

Nếu bạn thấy 1 PH nào đó đang nói TA với 1 em bé. PH thì nói giọng nặng accent VN, mà em bé vẫn nói TA lưu loát và phát âm chuẩn như Mỹ con, thì mình mong PH hãy đừng chủ quan. Đó là kết quả của việc em bé đã được học và tiếp xúc với nguồn TA chất lượng liên tục mấy năm trời. Mà cha mẹ em bé thì lâu lâu nổi hứng mới nói TA với con vài lần thôi.

Ngược lại, đứa trẻ chỉ được tiếp xúc trực tiếp với nguồn TA không chuẩn, thì kết quả sẽ rất khác biệt nha.

Có rất nhiều PH VN là dân du học về, TA rất tốt. Nhưng, giỏi TA là 1 chuyện, mà phát âm chuẩn và hay như người bản xứ là 1 chuyện khác. Có người làm được (dù rất ít), có người không. Nhưng nếu bạn là người cầu toàn, bạn muốn con sở hữu vốn TA chất lượng và hoàn hảo từ sớm thì bạn cần lưu ý vấn đề này nhé.

Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ.

***

Dạo này, mình đang cực kỳ bận rộn, nên bài mình viết mà không được edit kỹ lưỡng, viết xong là đăng luôn. Nếu có gì sơ sót, mong các bạn thứ lỗi.

Đừng bắt lỗi mình vì những điều chi li nhỏ xíu, mà hãy nhìn vào ý chính của bài viết, bạn nhé.

Than thở 1 chút, mình hiện bù đầu với những việc như sau:

- Triển khai chương trình English for VN Kids in Japan: có 3 lớp sắp bắt đầu vào tuần tới

- Chương trình TA học thuật - Academic English: các bạn nhỏ đang được làm bài test. Còn mình và các thầy đang develop lộ trình, giáo trình, giáo án cho program này. Mà mình tin, nó sẽ là phiên bản tối ưu hơn hẳn so với các giáo trình học TA như ngoại ngữ hiện nay. Một trong các GV mà mình mời biên soạn nội dung chương trình giảng dạy này từng là GV kỳ cựu của HĐA, và đồng thời là cựu Examiner của kỳ thi IELTS.

- Mình đang thảo luận và sắp mở lớp SAT cho những bạn cấp 3. Tutor phụ trách lớp này có profile rất đỉnh. Bạn nào có nhu cầu, xin follow mình chặt chẽ trong thời gian tới. Vì lớp mình thường sỉ số ít, nên lớp sẽ full rất nhanh.

- Việc tặng sách mấy hôm nay: sách vẫn đang chồng chất trong phòng ngủ của bé K. Chủ Nhật mình sẽ nhờ Admin đến phụ đóng gói và ship cho các bạn. Bạn nào chưa được mình tặng đợt này, xin kiên nhẫn chờ mình thêm. Mình sẽ giải quyết đừng đợt nhé.

- Mình đang phải dọn nhà, từ nhà cũ ở ngoại thành, kẹt xe, nước ngập. Mình dời qua nhà mới để K đi học tiện hơn.

Ngay sau khi mình đăng bài này xong, là mình phải dọn nhà tạm bợ để qua nhà mới trong hôm nay để lấy ngày, vì ngày mai là bước qua tháng 7 âm lịch rồi cả nhà ơi

Texvn tham khảo từ nguồn chị Phạm Hương


Phạm Hương - Aug 12, 2024

1 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL Print Email