Nên Học Grammar Như Thế Nào cho Hiệu Quả? - Bài 1

Bài viết hôm qua của mình về việc học Grammar có lẽ khiến không hài lòng PH (nên tương tác bài viết khá thấp). Ngược lại, mình lại nhận được inbox rất nhiều câu hỏi về vấn đề này. Mình không đủ time để trả lời hết tin nhắn 1 cách đầy đủ, nên mình viết chuỗi bài này để chia sẻ thêm về việc học Grammar sao cho hiệu quả.

1. Có nên học Grammar không?

Trước giờ, nói đến TA ở trường công là gần như chỉ học Grammar. Các trường chuyên và CLC thì càng dùng bài test Grammar khó ơi là khó để tuyển đầu vào.

Vì vậy, khuyên PH không học Grammar thì thật là khó cho họ. Vì điều đó đi ngược lại với hệ thống giáo dục, hoặc con sẽ bị điểm kém, hoặc con sẽ không đậu vào ngôi trường mà con mơ ước.

Vì vậy, dù thích hay không, PH đành nghiến răng cho con học Grammar.

Nhưng, cũng có 1 “phe” khác, phản đối việc học Grammar này. Họ gần như chỉ học TA bằng nghe loa, xem Youtube, và luyện Reading trên các app. Nhóm này chỉ chú tâm đến Grammar khi con lớn, khi điểm Viết quá tệ thì họ mới sực tỉnh.

Học sinh trường quốc tế có tỉ lệ sai Grammar rất nhiều. Mình mong nhóm PH trường quốc tế đọc bài viết này và quan tâm đến việc học Grammar cho con hơn.

Mình không thuộc phe nào cả trong các nhóm trên. Mình không thích cách học Grammar nhồi nhét vô nghĩa của trường công. Nhưng đồng thời mình cũng rất xem trọng Grammar. Nếu bạn nào follow mình từ mấy năm trước, sẽ nhớ là mình luôn kêu gọi các con nên học Grammar bài bản.

Thậm chí mình còn có 1 bài viết phản biện với 1 bạn tự xưng là "GV tiếng Anh, đang định cư ở Úc". Bạn ấy lấy dẫn chứng 1 giáo sư (không phải dân bản xứ, là dân nhập cư) ở Úc, đang dạy trường ĐH Úc, sai Grammar tè le - và bạn cho đó là việc rất bình thường". Mình không đồng ý và có viết bài phản biện khá dài.

K nhà mình được học Grammar rất chuẩn, có hệ thống, giáo trình phù hợp với con ở từng độ tuổi. Theo mình, một học sinh giỏi không thể viết Grammar sai bét. Một người trưởng thành có ăn học, học vị cao không thể sai Grammar bừa bãi.

Vì vậy, mình khẳng định rằng, chắc chắn các con cần học Grammar nghiêm túc. Bất cứ bạn nhỏ nào cũng cần sử dụng Grammar chuẩn xác trong văn nói lẫn viết. Nhưng học sao để có hiệu quả mới là vấn đề mà cta cần quan tâm.

2. Nên học Grammar từ độ tuổi nào?

Có 1 PH có bé 6 tuổi, đang học lớp 1 trường công ở HN. Bé này chưa tiếp xúc TA nhiều nên được xếp vào Khoá 3 Grade K. Mới chỉ GK thôi, mà mẹ bé rất lo lắng, cứ nhắn tin hỏi mình “Con em học kiểu này, thì em có cần cho bé học thêm Grammar nữa không?”

Mình vừa buồn cười, vừa thấy thương PH, hỏi lại “Ủa, vậy chớ em nghĩ dân bản xứ Mỹ không học Grammar gì luôn hả?”.

Thật ra, giáo trình Grade K (5 tuổi) là đã có môn Language Art rồi. Đó chính là Grammar đó.

Vậy, nếu chiếu theo giáo trình Spectrum, các bé từ 5 tuổi đã được tiếp cận với Grammar, dĩ nhiên là ở mức độ cơ bản nhất.

Mình vạch ra 1 lộ trình cho 3 nhóm như sau:

Nhóm học HSC: Nếu bạn bé đang trong giai đoạn vàng, được tiếp cận giáo trình HSC (dành cho dân bản xứ) từ nhỏ, thì các con được học Grammar từ 5 tuổi cho đến hết cấp 2 trong môn Language Art. Giáo trình LA dạy Grammar ở từng cấp lớp nhẹ nhàng, vừa phải, nhưng dạy sâu. Mỗi năm cứ tăng 1 chút độ khó. Cứ thế, tụi nhỏ sẽ được thẩm thấu 1 cách tự nhiên. Đây là cách học tối ưu nhất. Những bạn nào học lớp HSC từ 4-5 tuổi thì cứ yên tâm với lộ trình này.

Với các bạn nhỏ trường công cần phải học tốt Grammar để đạt điểm tốt trong 12 năm phổ thông, thì các con cần học theo lộ trình như sau:

  • Lớp 1 và 2: con học Grammar cơ bản. Chủ yếu làm bài tập chọn abcd, điền vào chỗ trống và xếp câu hoàn chỉnh.
  • Lớp 3: học Grammar nghiêm túc. Kết hợp Grammar vào Writing. Viết câu đơn => câu ghép => câu phức.
  • Lớp 4 và 5: tiếp tục học Grammar + kết hợp học Vocab building + collocation + Phrasal Verb. Khuyến khích con viết paragraph => viết bài ngắn từ 300 – 500 chữ.
  • Lớp 6 và 7: học Grammar chuyên sâu + Vocab/ Collocation/ Phrasal Verb nâng cao + Idiom. Học thật sâu và kỹ lần này để nhớ và dùng cho cả đời.

Với lộ trình này, các con dư sức đối phó với Grammar ở trường công. Dư sức thi tốt các kỳ thi chuẩn hoá Cambridge, và kể cả dư sức thi IELTS lẫn TOEFL.

Với nhóm hs có mục tiêu vào trường chuyên Anh, trường CLC, lớp chọn Anh, thì cần có lộ trình tăng tốc và thử thách hơn:

  • Lớp 1 – 3: Học hết phần của lộ trình bình thường 5 năm (ở trên): từ cơ bản đến trung cấp: Grammar + Vocab building + Collocation + Phrasal Verb. Viết essay từ 300 – 500 chữ.
  • Lớp 4 – 6: Học Grammar chuyên sâu + Vocab Building nâng cao + Collocation Nâng cao + Phrasal Verb nâng cao + Idiom. Viết essay từ 800 – 2.000 chữ.

Có thể nói, lộ trình này khá thử thách. Yêu cầu 1 bạn nhỏ học Grammar advanced từ lớp 4 thì thật sự là vượt qua tư duy thông thường của bé. Nhưng vì học ôn luyện để đạt mục tiêu vào trường chuyên thì phải chịu khó học nhồi thôi.

Lưu ý rằng, khi mình đưa kiến thức quá cao và khó cho em bé nhỏ, con chỉ sẽ hấp thu 1 phần bề nổi, đủ làm bài tập để thi đậu vào chuyên. Nhưng, con có thực sự hiểu hết, để nhớ và chủ động sử dụng lâu dài không, thì chưa hẳn. Nhưng, nói đi nói lại, nếu ai đã chọn đi theo con đường này cũng không cần lo lắng quá, vì một khi đã vào chuyên Anh thì con sẽ tiếp tục được/ bị nhồi Grammar nữa và nữa.

Mình nói thêm ở đây: Viết là kỹ năng khó, hoặc có thể nói là khó nhất. Nhưng, muốn nhớ Grammar thì cần kết hợp với Viết. Có chủ động dùng thì mới nhớ lâu, chớ học mà chỉ làm bài tập thì không nhớ được lâu. Hơn nữa, bài thi môn TA lúc nào cũng chú trọng Grammar + Writing. Nên kiểu gì thì trẻ cũng cần học và rèn luyện Writing từ sớm.

3. Nên học giáo trình Grammar nào?

Trước hết, mình khuyên các bạn đừng dùng sách Grammar dành cho người học TA như ngoại ngữ. Các thể loại đó rất chán, khó nhớ, học kiểu công thức máy móc vậy thì trẻ không hứng thú đâu. Nếu có thể, nên chọn các sách dành cho HS bản xứ.

Về Grammar: Mình khuyên dùng bộ Language Fundamental nxb Evan Moor (hình minh hoạ) Bộ có 6 cuốn, từ Grade 1 – Grade 6. Tuỳ theo mục tiêu mà bạn phân bổ cho con học bộ này trong vòng 5 năm (nhóm trường công) hoặc 3 năm (nhóm thi chuyên Anh).

Ngoài ra, muốn học Grammar chuyên sâu, thì mình chưa thấy bộ nào toàn diện và hay hơn bộ Focus on Grammar (hình minh hoạ). Bộ này đang được mình dùng cho lớp FCE Writing. Người lớn mà học xong bộ này 1 cách thấu đáo là có thể đi dạy được rồi.

Đây là bộ sách không chỉ để học mà còn dùng như sách tham khảo. Bất cứ bạn nhỏ nào muốn học tốt TA, nên có bộ này trong nhà. Khi cần tra 1 đề mục nào đó, thì mình mở ra xem, sẽ được giải thích vô cùng chi tiết.

  • Về Vocab: nên dùng bộ Building Vocabulary (hình minh hoạ). Bộ có 6 cuốn: từ Grade 3 – Grade 8. Để dùng tốt bộ này, bạn cần song song cho bé Reading nhiều. Nếu không, bé sẽ cảm thấy rất khó. Bạn nhỏ nào học được đến Grade 8 là rất giỏi đó nhen.
  • English Collocation In Use nxb Cambridge: bộ này có 2 cuốn: Intermdiate và Advanced. Lớp 4 – 5 học cuốn Intermediate, lớp 6 – 7 thì học cuốn Advanced. Lớp 7 mà học xong 2 cuốn này thì cũng là xuất sắc lắm rồi.
  • Phrasal Verb: nên dùng bộ English Phrasal Verb in Use nxb Cambridge. Cũng có 2 cuốn: Intermediate và Advanced.

Ngoài ra, mình còn sưu tầm 1 cuốn Phrasal rất hay nữa, đặt mua từ Amazon. Cuốn này mình được các GV người Mỹ (đang giảng dạy tại Mỹ) recommend cho mình. Và thực sự mình thấy nó rất là hay.

Tên sách là English in context Phrasal Verb, học trong ngữ cảnh cụ thể thì sẽ dễ hiểu và dễ nhớ hơn.

Tất cả những sách mình liệt kê ở trên, mình đều có file mềm. Có bộ mình mua bản ebook. Có bộ mình phải mua hard-copy và scan. Bạn nào cần, thì mình có thể chia sẻ.

Hầu hết các bộ sách học Grammar này đều là sách dành cho hs bản xứ (chỉ trừ 2 bộ Collocation + Phrasal Verb của nxb Cambridge).

Mình strongly recommend dùng các giáo trình dành cho HS bản xứ. Vì sao?

  • Sách được soạn vô cùng dễ hiểu. Đọc đến đâu, hiểu đến đó. Mẹ và con có thể dùng để tự học.
  • Nội dung kiến thức được hệ thống rất khoa học, theo kiểu xoắn ốc, mỗi Grade lại khó hơn 1 xíu. Giúp các con có kiến thức Grammar toàn diện và đầy đủ để phục vụ cho việc học cho con ở từng cấp lớp.
  • Mỗi Grade có mức độ khó vừa phải, phù hợp với trình độ và tư duy của con. Cách trình bày dễ hiểu giúp trẻ hiểu bản chất (chớ không phải học công thức/ quy tắc). Và vì thực sự hiểu, nên trẻ sẽ nhớ, mà không cần phải học thuộc lòng. Đây là điều mà nhà mình thích nhất, vì con mình thuộc kiểu người không thể học thuộc lòng.

Nếu các bạn chỉ cần con đủ giỏi Grammar, thì các bạn có thể cho bé tự học. Nếu bạn nào cần cho con học chuyên Anh, thì có lẽ cần tìm GV đủ giỏi dạy con. Nhưng bám theo lộ trình và giáo trình trên để học bài bản, có hệ thống và học sâu, thì sẽ giúp bé vừa đạt mục tiêu vào trường chuyên, mà con vừa giỏi thật.

Nếu con giỏi thật, thì không bao giờ là lãng phí.

Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ.

Nếu các bạn thấy nội dung này hữu ích, bạn share rộng rãi để nhiều PH và giáo viên có thể áp dụng cho các con nhé.

Texvn tham khảo từ nguồn Phạm Hương


Phạm Hương - Nov 17, 2024

4 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL Print Email