Bài 1: Tổng hợp những bước của quá trình viết - Trước khi viết

WRITING PROCESS
 
Đây là post đầu tiên về viết, tiếp nối cho live stream của mình tuần trước . Nếu chưa xem live stream thì cả nhà lội lại phần video nhé .
 
1. PREWRITING - TRƯỚC KHI VIẾT
 
Bắt đầu từ post này, Thu Hồng sẽ nói về quá trình viết hay quá trình các em thực hiện 1 tác phẩm viết hoàn chỉnh . Quá trình viết hay writing process gồm 5 bước sau:
 
1. Prewriting/ Trước khi viết -Lên ý tưởng
2. Drafting / Viết nháp
3. Revising/Rewriting/Viết lại
4. Editing/Proofing/Sửa lỗi/Biên tập
5. Publishing/Xuất bản/Hoàn thành/Công bố tác phẩm
 
Các em thường vội khi viết, vừa viết 1 tí đã bảo xong rồi. Có ai có học sinh hay con cháu hay nói như thế thì giơ tay nhé. Mình lớp nào năm nào dạy cũng thế , cũng phải bảo chưa đâu, còn lâu mới xong.
 
Post đầu tiên này mình nói về PREWRITING. Ở bước đầu tiên này, các em thường làm những điều sau:
  • Suy nghĩ xem sẽ viết những ý gì (brainstorm).
  • Đặt câu hỏi, như mình viết cho ai, ai đọc (who is your audience: your friend or your teacher or you), viết về chủ đề gì (what's the topic ), viết thể loại gì (what's the genre: poetry or personal narrative or fiction...). Nếu không trả lời được những câu hỏi này thì thường không có phương hướng
  • Lên danh sách những sách hay tài liệu cần đọc hay tham khảo . Ví dụ để viết về 1 loài động vật các em ưa thích , các em phải tìm thông tin rất nhiều về động vật đó (như nó thuộc loài nào, sống ở đâu, ăn cái gì ...)
Trong vai trò cô giáo thì mình giúp các em như sau:
  • Đọc sách /read aloud thuộc thể loại các em đang học để viết . Ví dụ muốn các em viết fairy tales thì phải đọc cho các em rất nhiều truyện cổ tích khác nhau để các em làm quen với thể loại đó (exposed to text)
  • Những sách thuộc thể loại các em đang học để viết mình thường để riêng trong một góc hay hộp riêng co tên là mentor TEXT để các em khi nào muốn đọc hay tìm hiểu thêm thì dùng đến. Thường những sách dùng làm mentor text là nhưng sách truyện mình đã đọc cho các em (read-aloud books)
 
Lên biểu đồ thời gian (time line) nếu cần, nhất là khi viết về một nhân vật có thật , nhân vat lịch sử hay một sự kiện có thật .
Thu Hồng đã có post về timeline rồi, đường Link đây: Timeline
 
Dùng Graphic organizer (sắp xếp đồ họa ) để sắp xếp ý. Có rất nhiều dạng graphic organizer, nhưng vài cái các em tiểu học hay dùng nhất là flow chart (biểu đồ thứ tự ), web (dạng mạng lưới ) và Venn diagram (dùng để so sách giữa 2 sự vật, sự việc hay người. Nếu viết về 1 cuốn truyện thì dùng story map.
 
Trang web hay có rất nhiều dạng form graphic organizer miễn phí là
 
Lên dàn bài, khung , danh mục những ý chính.
 
Trong hình là chuỗi hình poster quá trình viết cho từng giai đoạn, từng bước. Mình thích bộ này vì hình minh họa là các em bé thuộc nhiều chủng tộc, màu da khác nhau (multicultural/multi-ethnicity). Ơ nước nào cũng thế, ơ lĩnh vực nào cũng thế , muốn trở thành nhà văn hay muốn viết giỏi thì đều phải luyện và cả 1 quá trình, phải kiên nhẫn .
 
Trong hình là các kẹp quần áo có đánh số. Mỗi em 1 số. Ai đang ở giai đoạn nào thì kẹp hình poster đấy. Làm như thế dễ theo dõi cho cả mình và các em. Mình sẽ biết ai viết chậm hay nhanh , gặp khó khăn ở giai đoạn nào...
 
Cũng trong hình minh họa có vài dạng graphic organizer mà lớp mình rất hay dùng, nhất là Venn diagram . Có 1 cái rất đáng yêu là hình lâu đài khi các em prewrite cho chuyện cổ tích của mình .
 
 
Chúc các bạn và các em ai cũng thấy vui khi bắt đầu quá trình viết nhé
Thu Hồng
https://www.facebook.com/hockieumytainha/posts/1795534170463072


Aug 12, 2023

0 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL Print Email