Cách đọc một bài báo khoa học
Hình ảnh được vẽ theo prompt 1
Đọc báo là một kĩ năng cần thiết khi làm nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học. Nó giúp chúng ta cập nhật các kiến thức và kĩ thuật mới; rèn luyện tư suy phản biện; từ đó nảy sinh ra các y tưởng nghiên cứu sáng tạo. Tiếc là kĩ năng này thường không được dạy ở trường (ít nhất là đối với mình), dẫn tới nhiều bạn vẫn còn lúng túng, mất nhiều thì giờ.
Trước đây khi cần đọc một bài báo, mình đọc từ A-Z vì sợ sẽ bỏ lỡ một chi tiết nào đó quan trọng. Một vài trang đầu thì còn tập trung được, chứ lúc sau là thấy oải. Đấy là chưa kể, đọc xong hết rồi mới thấy bài báo không giúp ích được nhiều lắm =)). Sau một thời gian kha khá học tập và nghiên cứu, mình cũng tự rút ra được một vài kinh nghiệm hữu ích.
Cách đọc báo của mình có thể chưa tối ưu với tất cả mọi người, nhưng nó hiệu quả với mình, nên mình chia sẻ lại để các bạn tham khảo nha.
C𝙖̂́𝙪 𝙩𝙧𝙪́𝙘 𝙘𝙪̉𝙖 𝙢𝙤̣̂𝙩 𝙗𝙖̀𝙞 𝙗𝙖́𝙤 𝙠𝙝𝙤𝙖 𝙝𝙤̣𝙘:
Trước tiên, chúng ta cùng nhau nhìn qua 𝙘𝙖̂́𝙪 𝙩𝙧𝙪́𝙘 𝙘𝙪̉𝙖 𝙢𝙤̣̂𝙩 𝙗𝙖̀𝙞 𝙗𝙖́𝙤 𝙠𝙝𝙤𝙖 𝙝𝙤̣𝙘:
1. 𝙏𝙞𝙩𝙡𝙚 (tiêu đề): chứa những keywords quan trọng, cô đọng, ấn tượng
2. 𝘼𝙗𝙨𝙩𝙧𝙖𝙘𝙩 (Tóm lược): Gói gọn ý tưởng, kết quả và kết luận nổi bật
3. 𝙄𝙣𝙩𝙧𝙤𝙙𝙪𝙘𝙩𝙞𝙤𝙣 (Giới thiệu): Cung cấp kiến thức nền và thông tin về các nghiên cứu liên quan, dẫn tới câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết/ mục tiêu của bài báo.
4. 𝙈𝙚𝙩𝙝𝙤𝙙𝙨 (Phương pháp): Chi tiết về phương thức và quy trình triển khai nghiên cứu
5. 𝙍𝙚𝙨𝙪𝙡𝙩𝙨 (Kết quả): Phân tích, trình bày các kết quả nghiên cứu, mô tả bảng biểu
6. 𝘿𝙞𝙨𝙘𝙪𝙨𝙨𝙞𝙤𝙣𝙨 (Thảo luận): lập luận kết quả, so sánh điểm giống và khác với các nghiên cứu liên quan, thuyết phục người đọc về ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu
7. 𝙍𝙚𝙛𝙚𝙧𝙚𝙣𝙘𝙚𝙨 (Tham khảo): Danh sách các bài báo nghiên cứu liên quan
8. 𝘼𝙥𝙥𝙚𝙣𝙙𝙞𝙭- 𝙎𝙪𝙥𝙥𝙡𝙚𝙢𝙚𝙣𝙩𝙖𝙧𝙮 𝙢𝙖𝙩𝙚𝙧𝙞𝙖𝙡 (Phụ lục): Thêm nhiều bảng biểu, số liệu, dữ liệu bổ trợ cho bài báo.
Tuỳ vào mục đích đọc báo hoặc giai đoạn của sự nghiệp, mà từng phần trong một bài báo khoa học có giá trị khác nhau. Ví dụ, các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh Tiến sĩ thường thấy phần Introduction và Discussion là quan trọng vì chúng cung cấp các kiến thức nền và ý tưởng. Các Trợ lí nghiên cứu hoặc NCS sau Tiến sĩ có thể sẽ quan tâm nhiều hơn tới phần Methods, Results khi họ phải phát triển một phương án triển khai mới. Xác định được điều này sẽ giúp các bạn tiết kiệm được thời gian khi đọc báo.
𝗣𝗛𝗨̛𝗢̛𝗡𝗚 𝗣𝗛𝗔́𝗣 𝟯 𝗟𝗔̂̀𝗡 Đ𝗢̣𝗖
Dựa trên những chia sẻ của Giáo sư Srinivasan Keshav thuộc Khoa Khoa học máy tính, Đại học Cambridge (các bạn có thể đọc chi tiết tại đây https://web.stanford.edu/.../Handouts/HowtoReadPaper.pdf),
𝗟𝗮̂̀𝗻 𝘁𝗵𝘂̛́ 𝟭: Đ𝗼̣𝗰 𝗹𝘂̛𝗼̛́𝘁
Lật nhanh để xem bố cục của bài báo. Đọc tiêu đề, tóm lược, giới thiệu chung, các đề mục và kết luận. Bỏ qua các chi tiết khác. Sau bước này, các bạn cố gắng trả lời các 5-Cs:
- Category: Thể loại của bài báo này là gì? (original research, case study, technical notes, systematic reviews, correspondences…?)
- Context: Ý tưởng/ câu hỏi nghiên cứu của nhóm tác giả xuất phát từ đâu?
- Correctness: Những giả thiết đưa ra có hợp lí không?
- Contributions: Mục đích, giá trị đóng góp chính của bài báo là gì?
- Clarity: Bố cục và văn phong của bài báo có dễ hiểu không?
Từ đó, chúng ta sẽ quyết định xem có nên đọc tiếp bài báo hay không (hoặc có nên in ra hay không cho đỡ tốn giấy he he).
𝗟𝗮̂̀𝗻 𝘁𝗵𝘂̛́ 𝟮: Đ𝗼̣𝗰 𝗰𝗵𝗶 𝘁𝗶𝗲̂́𝘁
Bắt đầu từ các biểu đồ, hình minh hoạ: chúng có được ghi chú cẩn thận không? Các nghiên cứu xác suất thống kê có tin cậy không (p-value, error bars…)? Chúng có gì giống/ khác so với những hình ảnh tương tự trong các bài báo bạn đọc trước đây?
- Nếu có chi tiết nào gây chú ý, bạn có thể xem thêm ở phần Results.
- Ghi chú lại các references bạn quan tâm để đọc thêm về sau
Sau bước này, các bạn sẽ nắm được nội dung của bài báo thông qua các kết quả nổi bật và có thể tóm tắt mục tiêu chính của bài báo với các thông số dữ liệu bổ trợ.
𝗟𝗮̂̀𝗻 𝘁𝗵𝘂̛́ 𝟯: Đ𝗼̣𝗰 𝗵𝗶𝗲̂̉𝘂
Khi bạn cần biết rõ mọi chi tiết trong bài báo, ví dụ, để triển khai một nghiên cứu tương tự, để hiểu sâu hơn về cách lập luận của tác giả, để tìm ra sự đổi mới trong nghiên cứu. Ở giai đoạn này, các bạn có thể dành thời gian để phân tích kĩ hơn các công thức tính toán, chạy lại các dòng codes hay thực hiện các thí nghiệm được nêu trong bài báo.
Các bạn có thể tìm ra những vấn đề tiềm ẩn với các phương pháp được sử dụng, hay các sai lệch trong phân tích dữ liệu. Hoặc nếu có thắc mắc nào về đề tài nghiên cứu, các bạn có thể gửi email cho nhóm tác giả để làm rõ.
Đây là bước đọc tốn nhiều thời gian nhất, đòi hỏi nhiều ghi nhớ, suy luận để hiểu đầy đủ điểm mạnh điểm yêú của bài báo. Các bạn có thể lặp lại lần đọc 3 này một vài lần nếu cần thiết.
𝗩𝗮̀𝗶 𝗹𝗼̛̀𝗶 𝗻𝗵𝗮̆́𝗻 𝗻𝗵𝘂̉:
Chuẩn bị bút highlight, bút chì/ bút bi nét nhỏ để dễ ghi chú vào bài báo, một quyển sổ.
- Áp dụng phương pháp 3 lần đọc để dừng đọc báo khi đã nắm được thông tin cần thiết
- Viết câu trả lời cho các 5-Cs ra quyển sổ. Mình từng chỉ nghĩ câu trả lời qua loa trong đầu, nhưng rồi cũng quên nó rất nhanh.
- Dành một chút thời gian sau khi đọc xong để tóm tắt các ý chính của bài bào theo trí nhớ và ý hiểu của riêng mình, có thể áp dụng workflow, mindmap, bullet points.
- Một bài báo khó hiểu có thể do bạn chưa có đủ kiến thức nền trong lĩnh vực, hoặc bố cục và văn phong của bài báo không mạch lạc (viết báo cũng như viết văn, có người cố nhồi nhét nhiều thuật ngữ, có người dùng cú pháp đơn giản dễ hiểu), hoặc bạn đang bị phân tâm bởi vấn đề gì đó. Vậy nên, các bạn có thể tìm một vài bài báo tương tự khác để đọc thử hoặc dành một khoảng thời gian khác tập trung hơn để đọc lại.
- Kĩ năng đọc báo cũng cần rèn luyện và phát triển qua thời gian, nên chúng ta phải kiên trì một chút đó.
𝗠𝗼̣̂𝘁 𝗽𝗵𝘂́𝘁 𝗾𝘂𝗮̉𝗻𝗴 𝗰𝗮́𝗼:
Hiện tại, mình đang là một thành viên trong Ban Quản Trị của Nhóm Cộng đồng Y Sinh Việt Nam. Các bạn quan tâm hoặc đang học tập/ nghiên cứu/làm việc trong lĩnh vực Y Sinh có thể tham gia vào nhóm để giao lưu học hỏi lẫn nhau nhé: https://www.facebook.com/groups/congdongysinh
Nguồn tham khảo: My ở Cam
Jun 27, 2024