AI Có Tư Cách Thảo Luận Về Giáo Dục?

Chỉ có giáo viên mới được tham gia, làm việc trong mảng giáo dục?

Có phải chỉ có giáo viên mới được tham gia, làm việc trong mảng giáo dục?
Có 1 bạn nằm trong FB friend list của mình, vốn là 1 cô giáo, trước đó, cô bán hải sản online, rồi sau này, cô tự mở trường tư, nói chung cô hoạt động trong ngành giáo dục. Cô kết bạn FB với mình lúc nào, mình cũng không nhớ. Nhưng gần đây, cô có đăng 1 bài viết, nội dung mình nhớ đại khái là “Chỉ những người nào có bằng cấp chuyên môn về giáo dục thì mới nên chia sẻ về giáo dục. Chớ hot-mom mà viết về giáo dục thì đáng sợ quá. Đời này, bớt 1 hot-mom thì xã hội mừng hơn”.

Mặc dù mình không phải hot-mom gì, nhưng mình cũng thấy ngại quá, vì:

  • Mình không có bằng cấp chuyên môn giáo dục

  • Mình đang viết bài chia sẻ rất nhiều về giáo dục

  • Chẳng những thế, mình còn hoạt động rất tích cực trong mảng giáo dục

Cho nên, sau khi suy nghĩ, mình đành unfriend cô. Để không làm phiền tường nhà cô nữa.

Ở đây, mình thấy cô ấy có 1 sự “bất công” không nhỏ nha. Cô ấy học sư phạm, nhưng cô làm business tốt mà, đâu cần phải học gì về Quản trị kinh doanh. Cô buôn bán online rất tốt, có đến mấy ngàn khách hàng, rồi từ khách hàng mua hải sản, cô chuyển họ thành PH của cô. Vậy là cô làm trái ngành tốt quá rồi đó. Nhưng người khác làm trái ngành bước vào lĩnh vực giáo dục của cô, thì cô lại tấn công họ.

Mình lại nghĩ, có khi cô chỉ bực bội vì những người “ngoại đạo” viết bài chia sẻ nhảm nhí quá nên cô vội vã kết luận: “Đời này bớt đi 1 hot-mom chia sẻ việc dạy con, thì nên ăn mừng”.

Nhưng dù vậy, mình vẫn đánh giá tư duy của cô chưa phải là tư duy phát triển.

Ngoài cô giáo này ra, mình cũng biết có rất nhiều người có học bằng cấp cao sư phạm (Thạc sĩ, Tiến sĩ) ra, đã từng mỉa mai, bóng gió mình nhiều về việc “không có chuyên môn Sư phạm”. Nhưng mình chỉ cười, ít khi mình thèm trả treo. Nay, nhân bài viết của cô giáo trên, mình phản biện lại 1 vài điều:

Không phải cứ là người có bằng cấp chuyên môn thì mới giỏi và luôn luôn nói đúng:

Không phải cứ là người có bằng cấp chuyên môn thì mới giỏi và luôn luôn nói đúng:

  • Không phải bạn phải là cử nhân thanh nhạc, thì bạn mới nhận ra được ca sĩ đó hát phô, hát lạc nhịp.

  • Không phải bạn phải là cử nhân thiết kế thời trang, thì bạn mới có thể ăn mặc đẹp hơn các nhà thiết kế thời trang (có khi ngược lại).

  • Không phải bạn phải học ngành diễn xuất, đạo diễn thì bạn mới phân biệt được bộ phim hoặc diễn viên hay/ dở.

  • Dĩ nhiên là người có bằng cấp chuyên môn thì sẽ có kiến thức bài bản hơn. Nhưng học hành là 1 chuyện, bằng cấp là 1 chuyện. Học để có bằng cấp và học để giỏi thật là 2 việc khác nhau. VN mình rất sính bằng cấp, và rất nhiều người chỉ học cho có cái bằng ĐH/ Thạc Sĩ/ Tiến sĩ để trưng ra thôi, chớ họ không nghĩ rằng, đằng sau tấm bằng cấp đó, thực chất là cái gì.

  • Người nắm cái bằng cấp trên tay, nhưng chưa chắc gì người đó đã giỏi chuyên môn hơn 1 người học trái ngành. Những người tốt nghiệp ngành Sư phạm ra, đâu phải ai cũng dạy giỏi, đâu phải ai cũng trở thành GV có tâm, được học trò nể trọng. Số lượng GV giỏi và có tâm là rất ít. Ngược lại, có nhiều người học chuyên ngành khác ở bậc ĐH: chuyên ngành Toán, kỹ sư Hoá/ Lý/ Sinh, hoặc Dược sĩ, Kiến trúc sư, Hàng không,… nhưng khi họ không thích đi làm, họ đi dạy, thì họ dạy rất hay, rất giỏi, và rất có tâm.

Ở các nước, các trường hợp này xảy ra rất nhiều. Những người thuộc nhóm này, muốn đi dạy, chỉ cần học thêm chứng chỉ giảng dạy theo yêu cầu là được (nhóm các GV của mình cũng có nhiều người thuộc nhóm này). So với các thầy cô đó, các GV có văn bằng sư phạm chưa chắc sánh kịp.

Mình đã từng đọc qua nhiều bài viết của các Thạc sĩ/ Tiến sĩ giáo dục, họ viết khá là tệ, mà PH nghe rất thích, nhưng thật ra, với mình, đó chỉ là “thao túng tâm lý” người đọc mà thôi:

- 1 người tự xưng là “Diễn giả giáo dục độc lập”: viết và kêu gọi PH trong việc nuôi dạy con rằng “giữa thành công và hạnh phúc”: hãy chọn hạnh phúc cho con. Nhưng anh không viết tiếp rằng, để có được 1 cuộc sống hạnh phúc, là 1 người trưởng thành, ai cũng cần phấn đấu trong học tập và làm việc, để trở nên thành công trong cuộc sống, sống độc lập tự chủ, biết cân bằng về đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Hạnh phúc không thể đến với những người lười biếng, ham chơi, ỷ lại, sống bám và chỉ biết sống ảo với chém gió trên mạng. Cha mẹ chọn cho con những niềm vui ngắn hạn và nông cạn trong hiện tại, chính là đã góp phần vào sự phá huỷ một cuộc đời hạnh phúc lành mạnh bền vững của con mình.

'Ngày mai' rất nhanh, sẽ trở thành 'ngày hôm nay' khi bước qua ngày kế tiếp, chớ không phải tương lai xa vời đâu.

Mỗi ngày bạn đều có 1 'ngày hôm nay'. Nếu bạn sử dụng 'ngày hôm nay' phung phí trong sự vui chơi nông cạn, thì những “ngày hôm nay” còn lại của bạn sẽ là bi kịch.

- 1 người là Tiến sĩ Giáo dục, người từng hay viết bài chê bai người khác là "câu chữ rẻ tiền". Nhưng thầy thì thường xuyên viết bài tự khoe rằng, chỉ cần học với thầy 1 năm, rất đơn giản: thầy đưa cho DS các sách để đọc, thầy dạy suy nghĩ, thầy dạy viết, thế là giúp được học trò apply thành công vào trường top Mỹ. Như 1 phép màu nhiệm luôn.

Tò mò, mình xem qua, thấy trong DS sách đọc của thầy cho, có 50% là sách self-help và 50% còn lại là 1 số sách Social Study. Mình tuy không bao giờ khuyên ai học sách self-help, nhưng mình cũng không chê DS đọc này. Có điều, mình đọc lời quảng cáo chỉ cần học 1 năm theo combo 3 món: “Đọc + Suy nghĩ + Viết” là đủ để vào trường top Mỹ thì mình buồn cười quá 

Theo mình, hoặc là học trò thầy vốn đã là “con nhà người ta” xuất sắc từ nhỏ đến lớn, thầy chỉ hướng dẫn thêm chút cho tụi nhỏ mà thôi; hoặc là thầy nhồi cho tụi nhỏ mấy bài nói, bài viết (mà thầy tự soạn sẵn luôn rồi), tụi nhỏ chỉ học thuộc và bắt chước theo văn mẫu của thầy thôi. Chớ làm sao mà trong vòng 1 năm, thầy có thể nuôi dưỡng, bồi đắp một thói quen đọc sâu, critical thinking và critical writing cho kịp để apply vào trường top Mỹ được. PH thì thích cái danh Tiến sĩ của thầy, chớ mình thì mình tập trung vào cái nội dung thầy viết nhiều hơn.

- Mình còn đọc qua nhiều bài viết của 1 hot-mom, nhưng bạn ấy khẳng định bạn học sư phạm ra và “từng là GV tiểu học”. Bài viết của bạn chứa rất nhiều fake-news (đây là điều tệ hại nhất của người tri thức), từ em bé mà tập viết trước lớp Một thì sẽ bị biến dạng xương, đến những thông tin bịa đặt một cách phi lý của câu chuyện bẻ cánh thiên nga hoang đường, hoặc những kết luận thiếu logic trầm trọng trong bài viết của bạn ấy; chưa kể là bạn thổi phồng quá mức cho những trường/ khoá học/ tư vấn du học mà bạn ấy viết bài PR cho. Điều thú vị là, bạn này có hàng trăm ngàn PH follow, có rất nhiều người khen bạn ấy là “tri thức thức tỉnh”, trong đó, có vài NV cũ của mình - vô cùng ngưỡng mộ cô ấy 

Mình còn có thể viết ra hàng trăm ví dụ người thật việc thật, về những người học Sư phạm ra, có bằng cấp về giáo dục, nhưng viết bài vô cùng nguỵ biện, thao túng tâm lý người đọc, và thậm chí là phản giáo dục.

Cho nên, không phải cứ là người học và có bằng cấp về Sư phạm thì đều giỏi và nói đúng về nuôi dạy và giáo dục con cái.

Không phải người học trái ngành thì không giỏi bằng người học chuyên ngành:

Chúng ta có thể thấy điều này xảy ra ở tất cả mọi mặt trong cuộc sống.

  • Như các trường hợp GV chuyển từ ngành khác qua vừa kể trên, có nhiều không học cử nhân sư phạm, nhưng vẫn trở thành những GV vô cùng giỏi, cả về tài và tâm. Người làm chính trị thành công nhất không nhất thiết phải tốt nghiệp Cử Nhân ngành Khoa học chính trị. Bill Clinton tốt nghiệp cử nhân Khoa học và trở thành Tổng thống 2 nhiệm kỳ. Vợ ông, bà Hillary, tốt nghiệp cử nhân ngành Khoa học Chính trị, nhưng có sự nghiệp chính trị thành công là nhờ dựa vào lợi thế từ ông chồng tổng thống. Tổng thống Ronald Reagan tốt nghiệp Bachelor of Art và từng là diễn viên, trước khi trở thành Tổng thống thành công của nước Mỹ.
  • Friedrich Froebel (1782-1852), người Đức, được xem là 1 trong những nhà giáo dục vĩ đại nhất mọi thời đại. Từ trước thời đại của ông, trẻ em phải làm việc trong các nhà máy và mỏ than, không có tiệc mừng sinh nhật, được coi là người lớn khi chỉ 7 tuổi. Sau đó, nhà giáo dục người Đức này đã mang đến cho thế giới khái niệm khuôn mẫu về trường mẫu giáo ngày nay. Điều này giúp Froebel trở thành một trong những nhà cải cách giáo dục mạnh mẽ nhất của thế kỷ 19 nhờ nhấn mạnh vào tầm quan trọng của giáo dục mầm non.
  • Điều thú vị là ông không có bằng cấp chuyên môn gì về giáo dục. Ở tuổi 15, là người yêu thiên nhiên, ông đã trở thành người học việc của một người trồng rừng. Năm 1799, ông quyết định bỏ học nghề trồng rừng, ông học toán và thực vật học ở Jena. Từ 1802 đến 1805, ông làm công việc khảo sát đất đai. Cho đến nay, thế giới vẫn xếp ông vào danh sách nhà giáo dục vĩ đại nhất của nhân loại.
  • Một trong những triết lý giáo dục đổi mới và gây ảnh hưởng của thế kỷ 20 đã được phát triển và thúc đẩy bởi Maria Montessori, mà tên tuổi đã trở thành biểu tượng của một phong cách giáo dục.

Phương pháp Montessori ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới. Theo bà, trẻ em chủ yếu tự học, trách nhiệm chính của giáo viên là tạo ra môi trường thích hợp và kích thích trẻ phát triển tự nhiên. Bà đề cao việc để trẻ di chuyển và học hỏi từ mọi thứ xung quanh hơn buộc chúng ngồi yên và được giảng dạy thụ động. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, phương pháp này bị phản đối dữ dội ở Mỹ, tuy nhiên từ năm 1960, nó trở thành một phần quan trọng trong giáo dục ở quốc gia này.

Về bằng cấp và chuyên môn của bà: Năm 1890, bà Montessori đăng ký vào Đại học Rome trong một khóa học cấp bằng về khoa học tự nhiên, vượt qua các kỳ thi về thực vật học, động vật học, vật lý thực nghiệm, mô học, giải phẫu, hóa học đại cương và hữu cơ, đồng thời lấy bằng tốt nghiệp Khoa học vào năm 1892. Cùng với việc học thêm tiếng Ý và tiếng Latin, bà đã đủ điều kiện để được nhận vào chương trình y khoa tại trường đại học vào năm 1893. Montessori tốt nghiệp Đại học Rome năm 1896 với tư cách là bác sĩ y khoa. Luận án của bà được xuất bản năm 1897 trên tạp chí Policlinico. Bà tìm được việc làm trợ lý tại bệnh viện đại học và bắt đầu hành nghề tư nhân. Trong hai năm cuối đời, bà học nhi khoa và tâm thần học, đồng thời làm việc trong phòng tư vấn nhi khoa và dịch vụ cấp cứu, trở thành chuyên gia về y học nhi khoa.

Thực tế, ta thấy, những người học trái ngành, vẫn có thể làm việc và thành công vang dội trong một ngành khác – mà ở đó, những người này học hỏi, nghiên cứu và ứng dụng sâu sắc hơn những người chỉ học lý thuyết + bằng cấp.

Vì vậy, cho rằng, chỉ những người có học về sư phạm và giáo dục, thì mới có đủ tư cách phát biểu, thảo luận, chia sẻ về giáo dục, là một phát biểu hẹp hòi.

Người nói là ai quan trọng 1 phần, họ nói cái gì quan trọng gấp 10 phần

Thực tế, những người có học hàm, học vị, tên tuổi rất nhiều, ai ai cũng có thể dễ dàng là Thạc sĩ/ Tiến sĩ, nhưng cái học hàm, học vị đó, nhưng chưa chắc họ đã là thực học, chưa chắc họ có đủ năng lực trí tuệ xứng tầm với cái học vị họ có. Nói cho cùng, cái tấm bằng Thạc sĩ/ Tiến sĩ cũng chỉ là 1 mảnh giấy mà thôi. Bạn học cái gì không đồng nghĩa với bạn thực sự lãnh hội kiến thức gì.

Chưa kể, bạn có bằng cấp cao nhất trong lĩnh vực đó, thì không nghĩa với việc bạn giỏi nhất trong lĩnh vực đó. Thạc sĩ/ Tiến sĩ ở các ngành Xã hội (trong đó bao gồm Giáo dục) là những ngành rất nặng về lý thuyết. Và từ lý thuyết đến ứng dụng thực hành cách nhau rất xa, nên sự chính xác của nó có biên độ dao động rất lớn, và thế giới luôn luôn có nhiều phương pháp giáo dục đối lập và tranh cãi với nhau không ngừng.

Thời giờ, học lên cao để đạt học vị/ học hàm/ chức danh không còn là điều quá ghê gớm. (Cá nhân mình, bất cứ lúc nào mình muốn, mình cũng đều có thể đăng ký học Thạc sĩ Giáo dục ở vô số các trường ĐH nước ngoài, học online và offline đều được). Người học thật giỏi thật thì hiếm. Mà người học cho có bằng cấp để trưng bày ra là nhiều. Ngày ngày, trên mxh, không hiếm nhiều Giáo sư/ Tiến sĩ phát biểu như ngáo đá.

Điều này không chỉ xảy ra ở nhóm Khoa học xã hội, mà cũng có xảy ra ở nhóm khoa học tự nhiên. Hồi dịch Covid, có biết bao nhiêu người xưng danh nhà khoa học, là Bác sĩ, là Dược sĩ, đăng mấy bài chia sẻ về sức khoẻ, về virus Corona, về cách đề phòng, chữa trị, về vaccine; nhưng toàn đăng bài fake-news, thậm chí nói bậy bạ hết sức, gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Mình tuy không học chuyên môn ngành Y, nhưng vì làm Mkt trong ngành dược lâu năm, mình có đọc và nghiên cứu nhiều về khoa học sức khoẻ, nên hiểu biết của mình cũng không tệ. Mình không hiểu tại sao họ học đến Bác sĩ/ Dược sĩ rồi, mà lại viết những bài phản khoa học đến như vậy.

Cho nên, không phải cứ Bác sĩ/ Dược sĩ là luôn luôn đúng. Không phải là nhà khoa học thì cấm có sai. Hoặc thầy cô đã nói thì học sinh và cha mẹ không được cãi lại.

Không phải là, các vấn về dạy con, về giáo dục là những thứ chỉ dành cho thầy cô, hoặc những người có bằng cấp về sư phạm và giáo dục mới được nói. Không phải lĩnh vực giáo dục là thánh địa của những người cầm trên tay tấm bằng sư phạm/ giáo dục. Nói cho cùng, tấm bằng cũng chỉ là 1 mảnh giấy mà thôi.

Trên đời này, ai cũng có thể sai. Ngay cả tổng thống, hay lãnh tụ tôn giáo, hay ngay cả hiệu trưởng đều có thể nói sai, đều có thể làm dở và thất bại. Huống hồ là 1 giáo viên nào đó.

Gần đây, hiệu trưởng trường Harvard đã từ chức, vì bê bối đạo văn. Claudine Gay là hiệu trưởng tại vị ngắn nhất trong lịch sử Đại học Harvard khi từ chức hôm 2/1/2024, sau các cáo buộc đạo văn. Vị trí hiệu trưởng tạm thời thuộc về Alan M. Garber, một chuyên gia kinh tế, đồng thời là giám đốc học thuật của Đại học Harvard.

Ông Garber kế nhiệm này lại là Cử nhân kinh tế năm 1976 tại Harvard. Sau đó là bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ Kinh tế, cũng từ Harvard. Trong khi theo đuổi bằng tiến sĩ, ông đăng ký đồng thời vào Đại học Stanford, nơi ông nhận bằng Tiến sĩ Y khoa vào năm 1983. Ông đã hoàn thành khóa đào tạo nội trú về nội khoa tại Bệnh viện Brigham và Phụ nữ trực thuộc Trường Y Harvard ở Boston vào năm 1986. Là hiệu trưởng trường ĐH danh tiếng nhất thế giới, nhưng ông không có bằng cấp gì về sư phạm.

Quan điểm cho rằng “chỉ có người có bằng cấp về sư phạm & giáo dục mới có tư cách thảo luận về quan điểm giáo dục”, again, là 1 suy nghĩ thiển cận. Nó đi ngược với tư duy phản biện.

Khi mình dạy con mình, mình thường nói với K: ai cũng có thể sai, kể cả thầy cô của con trên lớp, kể cả cha mẹ. Con có quyền đặt câu hỏi khi con cảm thấy chưa được thuyết phục. Đừng bao giờ mặc định, cứ là thầy cô/ hay cha mẹ là luôn luôn đúng. Con cần luôn có sự nghi ngờ lành mạnh (healthy skepticism). Con có quyền đặt câu hỏi cho bất cứ ai, cho bất cứ điều gì mà con cảm thấy chưa thuyết phục. Đây là điều cốt lõi của tư duy phản biện.

Và cứ tự tin nói ra những gì con biết, những gì con hiểu, những phản biện của con. Con có thể sai và con có thể đúng. Nếu con sai, thầy cô giỏi sẽ là người giải thích cho con hiểu đúng vấn đề. Nếu con đúng, thầy cô sẽ thừa nhận con đúng và sẽ xin lỗi con, cảm ơn con đã đóng góp ý kiến cho họ. Ngược lại, thầy cô nào chỉ biết khăng khăng cho mình là đúng, hoặc chỉ biết chê bai và phê phán khi con sai, thì thầy cô đó không phải là 1 nhà sư phạm đúng nghĩa, không phải giáo viên mà con phải kính trọng.

Là một nhà sư phạm, làm một nhà giáo dục, việc quan trọng nhất không chỉ là nhồi nhét kiến thức mà nên tạo ra sự thảo luận đa chiều để khuyến khích phát triển tư duy cho học trò. Không phải là “bịt miệng” người khác bằng câu nói “Có học sư phạm không mà nói? Có bằng cấp về giáo dục không mà nói?” 

“Giáo dục là tìm cách để giáo dục trở nên tốt hơn, đó là mô phạm của người Thầy, không đơn giản là sư phạm!” 

Năng lực tư duy mới chính là điều quan trọng nhất

Trong giáo dục, có một công cụ là thang đo năng lực tư duy Bloom, gồm 6 cấp độ, chia thành 2 nhóm:

  • Nhóm năng lực tư duy bậc thấp, bao gồm: Ghi nhớ, Hiểu, Vận dụng

  • Nhóm năng lực tư duy bậc cao, bao gồm: Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo

Để mình kể cho các bạn nghe vài ví dụ cụ thể về trình độ tư duy của những người đang công tác trong ngành sư phạm/ giáo dục, đã từng chê bai/ phê phán mình, trong vài chuyện nho nhỏ, nhưng mình cảm thấy khá buồn cười. Mình nghĩ, các bạn đó, tuy có học, có Ghi nhớ, có Hiểu, có Vận dụng trong công việc giảng dạy của họ. Nhưng họ rất thiếu Phân tích, Đánh giá và Sáng tạo.

Câu chuyện 1:
Lúc mình viết bài kể về người cha của Bill Gates, mình viết ý “Cha mẹ là người ảnh hưởng nhất lên các con”, thì có 1 bạn là Tiến sĩ tâm lý giáo dục, lập tức viết bài chê, đại khái nói là mình chỉ là hot-mom, thiếu kiến thức, thật ra trẻ em còn bị ảnh hưởng bởi bạn bè và thầy cô nữa. Và ảnh đưa ra những nghiên cứu này kia chứng minh cho điều ảnh nói.

Vì dĩ nhiên, mình quá hiểu việc đó. Mấy cái nghiên cứu đó, mình search đầy ra trên mạng. Kiến thức đó mới lạ gì đâu. Nhưng, mình không chỉ đọc, hiểu và vận dụng nó 1 cách máy móc như 1 người làm nghề.

Mình là mẹ, mình có 3 đứa con, mình tiếp thu kiến thức đó, nhưng mình không chỉ thụ động chấp nhận nó, mà mình cần động não tư duy nhiều hơn để tìm GIẢI PHÁP cho nó: Làm thế nào để giảm tối thiểu ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài - vốn không thể kiểm soát được, lên con mình?

  • Phân tích: mình tự hỏi, nếu con mình có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng lên con như vậy, mà thì mình nên làm sao? => Thì mình phải cố gắng trở thành 1 trong những nguồn ảnh hưởng mạnh hơn, lớn hơn chớ sao.
  • Đánh giá: trẻ con khi càng lớn, con có bạn, thì con thân với bạn và nghe lời bạn bè hơn. Mình phải làm sao? => Thì ngay từ nhỏ, mình cố gắng trở thành người bạn tâm tình của con, sao cho con có thể kể mình nghe mọi thứ trên đời, kể với mình trước khi kể với ai, tin mình hơn bất cứ ai.
  • Sáng tạo: trẻ con thường không thích nghe lời thuyết giảng đạo lý dài dòng của cha mẹ, nên chúng khó cảm thấy cha mẹ là bạn đúng nghĩa => Mình nghĩ ra mọi cách để con mình cảm thấy gần gũi với mình: dùng ngôn ngữ GenZ, dùng thái độ vui cười tưng tửng để góp ý với con (chớ không có la rầy con), dùng cách hỏi khách quan nhất để hiểu con (chớ không phê phán con)…

Cho nên, mình có thể tự hào nói rằng, cho đến giờ, người có sức mạnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tinh thần, tình cảm và tâm hồn của con gái mình, chính là mình.

Câu chuyện thứ 2:
Có 1 vị tiến sĩ giáo dục nọ (đang làm việc cho 1 trường quốc tế), lên tiếng chê trách việc mình chia sẻ cách học TA với các thiết bị điện tử (app) hoặc học live online, anh cho rằng: khi học với các nền tảng e-learning, trẻ không có sự tiếp xúc cơ thể thân mật với người đối diện như khi học trực tiếp với thầy cô/ cha mẹ. Và điều này sẽ làm giảm trí thông minh cảm xúc của con. Và anh cũng đưa các nghiên cứu ra làm dẫn chứng.

Theo mình hiểu, anh tiến sĩ này viết bài dựa trên quan điểm của trường quốc tế, PH nên mang con đến trường học thì sẽ tốt hơn. Nhưng anh không đứng trên quan điểm của phần lớn PH, học phí trường quốc tế gấp 10 – 20 lần các lớp online, hoặc gấp 100 lần chi phí học app, thì PH buộc phải chọn những gì trong tầm tay của họ chớ.

Cá nhân mình, mình sử dụng tư duy bậc cao, để giúp PH tìm ra GỈAI PHÁP: Làm thế nào, với 1 ngân sách nhỏ như vậy, mà em bé vẫn học tốt TA, hoặc kiến thức bằng TA với GV bản xứ, mà vẫn không bị giảm trí thông minh cảm xúc?

  • Phân tích: con học app, hoặc con học online ở nhà cao lắm chỉ 1 giờ/ ngày. Con vẫn học ở trường offline 8 tiếng/ ngày. Vì vậy sự tiếp xúc tương tác của con với GV & bạn bè mỗi ngày cũng quá đủ rồi.
  • Đánh giá: cha mẹ mới là người thực sự giúp trẻ nâng cao trí thông minh cảm xúc, qua những tiếp xúc trực tiếp khi con được yêu thương, khích lệ, ân cần. Cha mẹ ở nhà thực hiện việc đó thường xuyên, đều đặn thì đứa trẻ sẽ phát triển tốt trí tuệ cảm xúc.
  • Sáng tạo: Mỗi khi con học onlinehọc laptop, cha mẹ cũng có thể xoa đầu, xoa lưng, hôn con, vuốt má cưng nựng con được mà. Đâu có nhất thiết phải bỏ mặc con với cái thiết bị điện tử. Với bé nhỏ, khi con học app, hay lúc cùng con đọc sách, mẹ có thể ôm con vào lòng cùng học với con, thì còn gì bằng. Như vậy, ta hoàn toàn có thể chọn 1 giải pháp phối hợp: học phí rẻ + vẫn học giỏi như trường quốc tế + vẫn phát triển trí tuệ cảm xúc.

Câu chuyện thứ 3:
Một cô thạc sĩ sư phạm, nhưng không phải chuyên ngành TA, cho rằng: nếu học sinh không phải là người bản xứ, không có môi trường sống 100% TA, thì không thể học Grammar + Writing theo kiểu người bản xứ, không thể học giáo trình ELA (English Language Art) của người bản xứ.

Theo cô, HS VN chỉ nên học sách Grammar + Writing theo kiểu GV VN dạy thôi, hoặc nhiều lắm là chỉ có thể học theo giáo trình ESL (English As Second Language), chớ không thể học được Grammar và Writing như first language được.

Mình không tin như vậy. Mình đã cho K nhà mình học TA theo kiểu “first language”. Và như đã nói, K nhà mình được học bổng 100% Nisai nhờ vào tiêu chí “năng lực sử dụng TA như first language”. Mình cho rằng, cô thạc sĩ sư phạm kia làm không được, thì không có nghĩa là người khác làm không được.

Mình đã tìm hiểu, nghiên cứu nhiều thông tin để tìm GIẢI PHÁP cho con: Làm sao, ở VN, học trường công, trong 1 môi trường sống 100% tiếng Việt, mà con mình có thể học và sử dụng TA như first language, cụ thể là thẩm thấu Grammar + sử dụng vào văn nói và viết như 1 người bản xứ?

  • Phân tích: mình nhìn rộng ra trên thế giới, nước Ấn Độ có bao nhiêu ngôn ngữ địa phương? Sing, Malay, Philipin cũng dùng đến mấy phương ngữ (tiếng Hoa, tiếng người gốc ở đảo quốc). Vậy mà từ những quốc gia có hệ thống chữ tượng hình khác xa với hệ thống chữ latin, họ đã mang giáo trình 100% bản xứ của nước Anh/ Mỹ vào, cho dạy và học. Cứ thế, họ đã thay đổi hàng triệu con người, thay đổi cả thế hệ, thay đổi cả quốc gia: là người bản địa, giờ đây, họ đã có tư duy ngôn ngữ y chang người bản xứ, tuy phát âm không hay và chuẩn bằng. Trình độ sử dụng ngôn ngữ TA của người tri thức các nước Ấn, Sing, Malay, Philipin… trong viết lách phải nói là tuyệt vời (nói chi đến Grammar nữa). Mỗi lần mình đọc mail của mấy sếp này, mình bái phục lối hành văn của họ. Tại sao, cách đây gần 100 năm, Ấn Độ/ Sing làm được, mà bây giờ, người Việt mình không làm được?
  •  Đánh gía: người VN mình có tư chất kém cỏi hơn các nước kia không? Người VN mình lại có ưu thế về hệ thống chữ latin, thì dễ học TA hơn chớ.Hơn nữa, đã có biết bao trường quốc tế đang dạy TA 100% cho các bạn bé người Việt. Ở trường con nói TA, ở nhà con nói TV, nhưng các hs ở trường quốc tế hiện nay sử dụng TA hoàn hảo không kém người bản xứ. Tóm lại, đâu có cần phải sống trong môi trường TA 100% mới có thể học TA như first language đâu? Vậy điều quan trọng nhất để tạo nên thành công là: dạy bằng giáo trình bản xứ 100% + GV giảng dạy 100% là người bản xứ + con học liên tục, lâu dài, thời gian tiếp xúc đủ lâu => sẽ thẩm thấu tư duy ngôn ngữ 1 cách tự nhiên.
  • Sáng tạo: từ đó, mình đã miệt mài tìm kiếm giáo trình bản xứ. Dù là Grammar hay Writing, hay Reading, hay sách kiến thức, tất cả sách mà mình cho K học và đọc: đều là sách dành cho hs bản xứ, là sách thuộc nhóm first language.

Mình bỏ hẳn nhóm sách ESL. Mình cho K học ELA, không chỉ học về Grammar, mà còn học về lối hành văn, cú pháp, viết sáng tạo, mà còn học về văn chương: thơ, kịch, văn học kinh điển… theo đúng nguyên bản. Có lần, K học bài thơ cổ, mà tra từ điển vẫn không hiểu được nghĩa của nó. Nhưng, con phải đọc và cố gắng phán đoán để hiểu theo nghĩa của bối cảnh đoạn văn.

Mình cho K đọc sách nguyên bản của tác giả, chớ không đọc loại đã được chuyển thể qua dạng ESL (vốn dành cho người nhập cư, học ngôn ngữ Anh đủ kể học tập/ làm việc - chớ không thể thấu hiểu và hoà nhập với nền văn hoá lâu đời của họ). Mình cứ thế, mải miết tìm kiếm các sách vừa trình độ của con, nhưng đã đọc, thì phải học nguyên bản first language.

Rồi mình tiếp tục chỉ chọn GV bản xứ, những GV được hưởng thụ nền giáo dục 100% TA từ nhỏ, để dạy con mình (và sau này dạy các lớp của mình).

K nhà mình học từ lớp 1 – 7 là hoàn toàn trong môi trường tiếng Việt 100%, ngày 8 tiếng. Nhưng ở nhà, ngoài việc học HSC, mình khuyến khích K đọc sách, xem phim, và viết lách hoàn toàn bằng TA.

Lúc đó, suy nghĩ của K bật ra từ trong đầu bằng TA tương đương bằng TV. Bây giờ, tư duy và suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu K hoàn toàn bằng TA. Có thể nói, TA của K đã tốt hơn TV.

Khi mình nghĩ ra mọi cách áp dụng cho K, mình có sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ, học hỏi từ kinh nghiệm của 1 số cá nhân, lẫn kinh nghiệm của những cộng đồng/ đất nước rộng lớn khác. Mình vừa làm vừa rút kinh nghiệm và cải thiện, cho đến khi mình thành công, thì mình mới bắt đầu chia sẻ cho cộng đồng, và cũng như áp dụng cho các lớp của mình.

Cho đến nay, điều mình tự hào là, mình không chỉ làm được việc này cho con gái mình, mà hàng trăm hs HTGT đều đang tiếp cận và học TA thành công theo pp này.

Mình tự hào vì mình đã có GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN: học TA như first language + học kiến thức bằng TA + học phí rất rẻ + áp dụng được cho đại trà + giúp đỡ những bạn ở tỉnh vùng sâu vùng xa, không có điều kiện tiếp cận giáo dục chất lượng.

Cần nói thêm là, khi mình thảo luận với các GV nước ngoài, họ đều là chuyên ngành Sư phạm, có kinh nghiệm giảng dạy tại các trường quốc tế trong và ngoài nước. Hoặc họ là Tiến sĩ Khoa học, như thầy Gary chẳng hạn, có kinh nghiệm hơn 30 năm giảng dạy tại những trường trung học và ĐH nổi tiếng hàng đầu của Mỹ. Dù mình không có bằng cấp gì về sư phạm hay giáo dục, nhưng họ chưa từng chê bai hay nói bất cứ câu nào là “Ms. H, bà không hiểu về giáo dục, bà không có trình độ chuyên môn sư phạm. Bà không có quyền có ý kiến, bà phải nghe tôi”.

Họ chẳng những tán thành, khen ngợi; mà họ còn tin tưởng và đồng ý hợp tác với mình, cùng mình thảo luận rất nghiêm túc, sâu sắc những vấn đề về trình độ, giáo án, phương pháp giảng dạy (vốn là chuyên môn mà mình không có); nhưng họ lắng nghe, ghi nhận, giải thích, thảo luận, tìm kiếm thêm nguồn học liệu, tìm kiếm thêm các phương pháp mới mẻ, cải tiến… sao cho phù hợp với với tệp học sinh mà họ đang nhận dạy, mà vẫn bảo đảm chất lượng giáo dục.

Đó là do tư duy của họ là “tư duy phát triển”.

Họ không quan tâm nhiều về học hàm/ học vị của người nói, họ chỉ thật sự chú trọng đến nội dung của vấn đề.

Câu chuyện thứ 4:
Lại có 1 cô giáo mở lớp học dạy mấy môn khoa học, cô tuyên bố tự hào rằng: lớp của cô học có kết hợp với mấy giảng viên ĐH, cho phép các hs được vào phòng thí nghiệm của trường ĐH đó làm thực hành. Và cổ kết luận rằng: không có phòng thực hành thí nghiệm thì không thể học các môn khoa học được.

  • Phân tích: Mình đồng ý là học các môn khoa học lý tưởng là phải có phòng thí nghiệm cho tụi nhỏ thực hành. Nhưng, nếu không có, thì vẫn học được, bằng cách này cách khác chớ. Nước VN mình, cho đến hiện nay, bao nhiêu trường công có phòng thí nghiệm? Thậm chí, ngay cả K nhà mình đang học trường quốc tế, 1 năm bước vào phòng thí nghiệm được vài lần là nhiều, và phòng thí nghiệm của trường quốc tế cũng rất đơn giản, sơ sài. Vậy, tất cả các thế hệ HS phổ thông của đất nước VN mình trước giờ đều không thể học được môn khoa học hay sao? Tất cả những người bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, trước khi bước vào trường ĐH, thì họ học các môn Lý Hoá Sinh kiểu gì? Bao nhiêu HS VN xuất thân nhà nghèo ở vùng sâu vùng xa, không có đủ sách hay mà học, nói chi đến phòng lab thí nghiệm mỗi ngày, mà họ vẫn học giỏi xuất sắc, rồi được đi du học, thậm chí được học bổng, trở thành tiến sĩ khoa học/ bác sĩ/ dược sĩ… và được định cư dạng tài năng ở Mỹ, thì sao?
  • Đánh giá: tuy vậy, mình cũng hiểu là, để học chay mà không cần làm thí nghiệm, thì các bạn đó phải học kiểu gì, đi thi làm sao? Sau này qua học ở ĐH nước ngoài thì làm sao? Học chay cách nào để các bạn đó vẫn có thể lĩnh hội kiến thức và tiếp tục phát triển xa hơn, cao hơn trên con đường nghiên cứu khoa học? Hiện nay, các trung tâm giảng dạy online các chương trình iGCSE và AP/ A-Level các môn Lý Hoá Sinh không hiếm, đã và đang diễn ra cả nhiều năm nay. Các bạn HS trên cả nước đều có thể học online và thi AP/ A-Level ngon lành mà. Họ đã và đang học kiểu gì? Hiệu quả ra sao? Những bạn này sau đó, du học tại Anh/ Mỹ/ Úc/ Canada… có phải bỏ học vì thiếu kinh nghiệm thực hành phòng thí nghiệm không?
  • Sáng tạo: từ sự phân tích và đánh giá trên, mình đã trao đổi với thầy Andy dạy Sinh, thầy Sơn dạy Hoá, và thầy Gary dạy Lý (những người làm nghiên cứu khoa học thật sự) để mở lớp dạy các môn khoa học hoàn toàn bằng TA.

Thầy Andy và thầy Sơn là người gốc Việt, hoàn toàn hiểu về hoàn cảnh giáo dục của VN, nên việc này không cần phải thảo luận nhiều. Nhưng với thầy Gary, thầy rất phân vân và thảo luận với mình nhiều. Khi mình đưa giải pháp cho thầy, thầy khá ngạc nhiên trước gỉai pháp của mình: thay vì cho HS làm thí nghiệm, mình có thể cho HS xem clip cái thí nghiệm thú vị của kiến thức đó. Thay vì bắt HS phải tự tay thực hành, mình đưa ra đề bài viết essay mô tả thí nghiệm.

Để minh chứng cho lời mình nói, mình giải thích với thầy là: khi thí sinh tự do đăng ký thi các môn A-Level tại Hội Đồng Anh ở VN, thay vì bắt hs làm thí nghiệm, người ta cho phép thí sinh viết mô tả thí nghiệm đó. Và họ chấm bài thí nghiệm bằng essay, thay cho 1 bài thí nghiệm thực tế.
 
Mình cũng gởi cho thầy Gary bài viết Lab Report của K vừa rồi, Viết một bài báo cáo kết quả xét nghiệm pháp y, để điều tra và phá án: Ai là hung thủ đầu độc cầu thủ bóng đá nổi danh Messi. Đề bài đưa ra các dữ liệu, và yêu cầu học sinh phải dựa trên các dữ liệu này, rồi đề xuất làm những xét nghiệm gì, xét nghiệm diễn ra các bước như thế nào, kết quả ra làm sao. Rồi cuối cùng, viết báo cáo. K viết báo cáo thí nghiệm này, và kết luận là: đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay chính là thủ phạm
 
Thầy Gary cảm thấy vô cùng thú vị và đã bị thuyết phục hoàn toàn.
 
Lời nhắn nhủ:
 
Giữa sự hỗn loạn thông tin của mxh, mình cần lưu ý nguồn thông tin, bằng cách đánh giá trình độ, tư duy và uy tín của người viết là ai. Điều này nên làm.
 
Nhưng, điều quan trọng hơn, chính là nội dung của chủ đề được chia sẻ. Nếu nội dung có vấn đề, thì mình cứ phản biện trực tiếp vào tính logic của nó. Đừng tấn công cá nhân, kiểu "Nó chỉ là abc, biết gì đâu mà nói. Nó không có bằng cấp chuyên môn, không có quyền nói”.
 
Trong các yếu tố cấu thành năng lực của mỗi cá nhân, thật ra, kiến thức lý thuyết là thứ dễ dàng có được nhất. Bạn có thể học bất cứ cái gì, học ở độ tuổi nào, học trên tài liệu học thuật chất lượng được chia sẻ vô vàn trên không gian mạng.
 
Điều quan trọng là bạn cần có kỹ năng để ứng dụng thành công các kiến thức lý thuyết đó vào thực tế. Và quan trọng hơn là bạn cần có tư duy bậc cao để phân tích, đánh giá và sáng tạo, nhằm mang đến những giải pháp hiệu quả hơn cho vấn đề bạn mang nhắm tới.
 
Mình là người rất ham học hỏi, nhờ vào khả năng đọc của mình. Ngoài môn Toán cao cấp là mình ngán, chớ các môn khó ngành khoa học sức khoẻ, mình đọc tài liệu bằng TA mấy chục năm nay rồi.
 
Mình học và thực hành quá nhiều các kiến thức thuộc mảng xã hội: phát triển cá nhân, phát triển sự nghiệp, phát triển nhận thức, kỹ năng, tư duy.
Mình đọc và vận dùng quá nhiều kiến thức của mảng Business (theo mình, nó là 1 nhánh lớn của mảng kiến thức xã hội): phương pháp, triết lý kinh doanh, phong cách lãnh đạo.
 
Mình đọc quá nhiều các nội dung về tâm lý (Marketing là một ngành chứa nhiều kiến thức về tâm lý học), giáo dục, văn hoá đa chiều, văn minh thế giới, tôn giáo, triết học. Nó là sở thích của mình mà.
 
Với mình, kiến thức của các môn Xã hội học (bao gồm giáo dục) nó nhẹ nhàng như cuộc dạo chơi vậy. Chỉ là mình quá bận, và cũng do mình nghĩ mình chả cần cái bằng cấp để khoe lấy le với ai, chớ mình mà muốn học Thạc sĩ Giáo dục, thì đó là chuyện rất rất nhỏ. Cho nên, đừng ai nghĩ, có tấm bằng sư phạm/ giáo dục trong tay thì vội chê bai người khác.
 
Các GV làm việc với mình, đều là những GV bản xứ có trình độ chuyên môn là cử nhân giáo dục, có người có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy trường trung học/ ĐH hàng top tại Mỹ. Với họ, mình toàn toàn đứng ở vị thế ngang hàng.
Thế nhưng, trong việc thấu hiểu hoàn cảnh của môi trường/ hệ thống giáo dục VN, thấu hiểu insight của các PH VN, thì mình là “expert”, có đủ uy tín để làm cố vấn cho các thầy cô. Có thể nói, thầy cô luôn lắng nghe mình và quyết định theo đề xuất của mình.
 
Ngoài ra, các bé HS đang học với mình có cha mẹ là GV không ít. Từ GV dạy TA, dạy Toán, đến GV dạy chuyên ở các trường chuyên và kể cả trường quốc tế. Từ GV dạy các lớp TA tại gia, đến các GV tự đứng mở trung tâm dạy TA, trung tâm online và offline, đều gởi con cho mình.
 
Có vài GV TA đang mở lớp dạy TA, còn được mình không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, về học liệu hoặc các cách quản trị hệ thống/ hoạt động, lên kế hoạch, mục tiêu, chiến lược.
 
Có rất nhiều PH đang là giảng viên ĐH, là tiến sĩ tu nghiệp ở nước ngoài về. Có PH là Tiến sĩ Bác sĩ chuyên khoa, du học bằng học bổng, vừa đang công tác ở BV trung ương, đồng thời là giảng viên của trường Y hàng đầu cả nước.
 
Tóm lại, rất nhiều PH của mình hiện đang là GV trường công, trường tư, trường chuyên, trường quốc tế, giảng viên ĐH, phó/ trưởng khoa của các ĐH ở trong nước.
Mình cảm ơn các PH, tuy đang công tác trong ngành giáo dục, là chuyên gia giáo dục chuyên nghiệp, nhưng vẫn gởi gắm con cho bên mình.
 
Mình luôn tự hứa với bản thân, dù không phải là người có bằng cấp về sư phạm/ giáo dục; nhưng mình sẽ không dễ dãi trong các vấn đề giáo dục. Mình luôn có trách nhiệm trong từng bài viết của mình. Mình luôn có trách nhiệm với những người đã gởi gắm niềm tin cho mình: các thầy cô, phụ huynh và học sinh.
 
Mình nói được, mình làm được. Và mình đã làm tốt 4 – 5 năm nay rồi. Các bạn xin hãy tin vào mình và đội ngũ các thầy cô của HTGT, nhé


Phạm Hương - Jun 14, 2024

1 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL Print Email