PHẦN 4: Planer - Người Mẹ Có Kế Hoạch- Bước 2
Bước 2: Đặt mục tiêu
BƯỚC 2: ĐẶT MỤC TIÊU
Vì mình mang kiến thức chuyên môn Marketing và kinh nghiệm trong gần 30 năm làm việc, để ứng dụng vào việc nuôi dạy con cái, nên nội dung của mình có phần hơi khó, mà người bình thường khó có thể thẩm thấu được ngay.
Đặc biệt, việc đặt mục tiêu là 1 task khó – vì mục tiêu nuôi dạy con nên người là mục tiêu dài hạn. Nên bài viết này, mình viết khá cực, viết và xoá, viết liên tục mấy ngày. Muốn viết ngắn cũng không được. Nên mình chia bài này làm 2 phần. Các bạn đi chơi lễ, lúc rảnh đọc từ từ cho thấm.
Cách đây mấy năm, khi mình viết những bài đầu tiên về Chiến lược học tập, lúc đó, thầy G dạy Tiếng Anh rất nổi tiếng ngoài Hà Nội mỉa mai “Nuôi con mà bày đặt có chiến lược! Các con chỉ cần học hành vui chơi thoải mái thì cánh cửa ĐH sẽ mở rộng với các con”.
Trường ĐH nào mở rộng cửa cho các con? Trường ĐH Quốc Gia, Khoa học Tự nhiên, Bách Khoa, Ngoại Thương, Y Dược; hay 1 trường ất ơ nào đó?
Là người có tư duy phản biện, ta cần đặt câu hỏi ngược lại:
Tại sao nuôi con không cần mục tiêu, kế hoạch và chiến lược?
Vì việc nuôi dạy con quá dễ dàng hay sao?
Vì bạn quá giỏi, nên bạn làm bạ đâu trúng đó, không cần suy nghĩ?
Vì con sẽ lớn lên giỏi giang, thành công 1 cách tự nhiên?
Vì con bạn là thần đồng, tài năng bẩm sinh, nuôi dạy kiểu gì cũng giỏi?
*********************
Nếu bạn đã từng là người làm kế hoạch, hoặc chiến lược quan trọng cho 1 tổ chức/công ty, chắc hẳn bạn sẽ hiểu rằng: đặt mục tiêu là điều quan trọng nhất. Nuôi dạy con là 1 công việc quan trọng nhất đời cha mẹ, bạn không nên làm 1 cách tuỳ tiện.
Có lẽ các bạn sẽ cho là “Chị nói quá, cha mẹ tôi cứ nuôi chúng tôi 1 cách tự nhiên, chả cần mục tiêu, chả cần kế hoạch gì cả; mà chúng tôi và con cháu vẫn lớn lên, trưởng thành và sống vui vẻ, hạnh phúc, thành công đấy thôi”.
Suy nghĩ này không lạ. Cách đây khoảng 4 – 5 năm, lúc mình vẫn còn tìm kiếm thông tin để hoạch định mục tiêu cho K, mình có lên group Cuộc sống và Định cư Úc để hỏi, thì mình cũng được nhiều comments:
- Tính xa quá thì tính không tới đâu.
- Đến đâu hay đến đó thôi.
- Nói trước bước hổng qua.
Nếu bạn đặt vào bối cảnh công việc. Giả sử bạn được sếp tin tưởng giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch 1 dự án quan trọng, thì liệu bạn có trả lời với sếp kiểu:
- Anh tính chi mà xa quá vậy anh. Anh em mình cứ làm thôi, đến đâu hay đến đó.
- Làm được nhiêu ăn nhiêu, chớ cần gì mà tính toán kế hoạch, mục tiêu cho phức tạp.
- Đặt mục tiêu rồi lỡ “nói trước bước hổng qua”, làm hổng được thì sao anh?
Thực tế, trong môi trường chuyên nghiệp, khi 1 người đã được trao vai trò làm kế hoạch chiến lược, thì không ai nói chuyện kiểu ngáo đá vậy cả.
Nhưng, khi ông Trời trao cho cta vai trò cha mẹ, với cv là nuôi dạy con cái; thì có lẽ, cta đã quá coi thường vai trò của chính mình, cta đã quá dễ dãi với bản thân, muốn nuôi con kiểu gì cũng được.
Có lẽ là do con cái còn nhỏ, chỉ biết đón nhận, hoặc chịu đựng những gì cha mẹ đưa xuống. Chớ chúng đâu dám trách móc cha mẹ, không dám chê bai/ complain gì, càng không thể đánh giá hiệu quả công việc của cha mẹ chúng.
Vậy đó, khi bạn đi làm lãnh lương, bạn biết bạn phải làm việc 1 cách chuyên nghiệp, bài bản. Nhưng vì làm cha mẹ là job không lương, nên bạn muốn làm kiểu gì cũng được.
Nhiều cha mẹ cảm thấy việc đặt mục tiêu, lên kế hoạch khó quá, thôi để con mình tự làm, nó muốn làm gì kệ nó; mình vừa khoẻ đầu mà còn được tiếng tốt là “PH tôn trọng sự tự do của con”. Thích thế còn gì.
Một lần nữa, mình xin nhắc lại, đặt mục tiêu không chỉ quan trọng mà còn là 1 trong những điều quan trọng nhất.
- Không có mục tiêu => không có gì cả
- Không có mục tiêu => đi lạc triền miên
- Mục tiêu sai => kế hoạch sai => thất bại
- Mục tiêu chiến lược = Mục tiêu chiến thuật => sai
- Mục tiêu thay đổi xoành xoạch => mục tiêu sai
- Mục tiêu không cụ thể và không định lượng => mục tiêu không thể thực hiện
- Mục tiêu không thể làm được => mơ mộng viễn vông
- Mục tiêu quá đơn giản => phí phạm chi phí cơ hội
******************************
Không có mục tiêu => không có gì cả
Nói vậy thì cũng hơi quá. Thế hệ cha mẹ mình nuôi dạy tụi mình, có mục tiêu gì đâu, mà tụi mình cũng trưởng thành, sống tốt. Nhưng, thời thế lúc đó lại khác, ai ai cũng như vậy, thì sẽ có 1 số nhân tố tốt nổi trội và thành công.
Nhưng thời giờ nó khác, xã hội phức tạp và đầy cạm bẫy, chưa kể ai ai cũng chăm chút nuôi dạy con cái kỹ lưỡng, thì không dễ gì mà con mình tự nhiên nên người, sống tốt; và có thể thành công trong 1 thế giới phẳng, cạnh tranh toàn cầu và tốc độ phát triển nhanh như vũ bão.
Tuy vậy, vẫn có 1 số ít gia đình chủ quan và hời hợt trong việc nuôi dạy con cái, chẳng có mục tiêu gì, nhưng rồi đứa con cũng ổn, cũng có người thành đạt. Nhưng mình cho rằng, đây là do “ăn may” mà thôi.
Cũng có người nuôi dạy con rất cầu kỳ, đầu tư rất dữ dội, nhưng không biết là do nuông chiều con, bảo bọc con quá mức, hay do phước đức gia đình, mà đứa con chỉ sống dựa dẫm vào cha mẹ suốt đời.
Thậm chí có gia đình, cha mẹ cưng đứa này, bỏ đứa kia. Đứa được chăm bẵm đầu tư thì hỏng, mà đứa bị bỏ rơi thì tự lực tự cường, công thành danh toại. Kiểu như: Cố ý trồng hoa, hoa không nở; Vô tâm cài liễu, liễu xanh rờn
Nói dông dài 1 chút, để thấy, cuộc đời này không có gì là tuyệt đối, cái gì cũng có thể xảy ra. Nhưng, là cha mẹ, nếu mình làm được trong khả năng của mình, thì mình nên làm tốt nhất có thể cho con. Đặt mục tiêu rõ ràng trong việc nuôi dạy con có phải chuyện cực khổ gì đâu. Chưa biết làm thì giờ tìm hiểu, rồi làm. Làm chưa tốt, thì làm đi làm lại cho đến khi làm tốt. Không có ai biết hết tất cả. Nhưng cũng đừng vì vậy mà chịu “dốt”, chịu dở cả đời.
Tại sao nói “không có mục tiêu thì sẽ không có gì cả?” Hiểu một cách đơn giản, người có mục tiêu, là người biết mình cần gì, muốn gì, khát khao cái gì, ước mơ điều gì. Ngược lại, nếu bạn không biết mình muốn gì, thì ai có thể giúp bạn được?
Khi cha mẹ có mục tiêu, bằng cách này cách khác, cha mẹ sẽ chuyển nó qua đứa trẻ, dưới 1 hình thức khác, hay ho hơn, thú vị hơn: đó chính là ước mơ và hoài bão của trẻ. Khi đó, đứa trẻ sẽ có động lực học tập rõ ràng. Con biết biết mục đích của mình là gì, tại sao mình phải cố gắng và chăm chỉ.
Không có gì đáng buồn hơn là 1 đứa trẻ không có ước mơ, không có hoài bão, không biết mình muốn gì và thích gì; ngoài ăn ngon, mặc đẹp, được chơi game và lớn lên là những niềm vui hưởng thụ, yêu đương hẹn hò trai gái.
Có rất nhiều cha mẹ đặt nặng chuyện học hành rất là áp lực cho đứa nhỏ, nhưng họ không có mục tiêu cụ thể, cứ lúc nào cũng bắt con học học và học. Một vài trong những bé đó, khi đủ lớn, đã bắt đầu kháng cự “Tại sao con phải học nhiều như vậy, tại sao con phải học mà bạn lại được chơi, tại sao mình phải học giỏi, học giỏi để làm gì?”
Đó là do cha mẹ không có và không truyền mục tiêu qua cho con, nên đứa trẻ không có ước mơ và động lực, nên con thấy việc học quá là nặng nề, chán nản và vô nghĩa.
Như đã nói, vẫn có rất nhiều cha mẹ dạy con kiểu “tự nhiên như nước chảy, đến đâu hay đến đó”, và cũng có các con học tốt và thành công. Nhưng, kết quả này là được chăng hay chớ, phụ thuộc vào may mắn, hoặc nói cách khác, phần lớn nhờ vào phúc phần của đứa trẻ.
Với mình, phúc phần lớn nhất của đứa trẻ là có được cha mẹ tốt. Vừa thương con, vừa hiểu biết, vừa vượt lười để làm mọi thứ có thể cho con.
Không có mục tiêu => đi lạc triền miên
Mục tiêu giống như một kim chỉ nam dẫn đường cho chúng ta. Đó là điểm đến mà chúng ta cần phải phấn đấu. Chỉ cần tập trung vào mục tiêu, chúng ta có câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi – mà nếu không có mục tiêu, ta sẽ lạc lối không đường ra.
Để mình kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện người thật việc thật về việc “nuôi dạy con không cần mục tiêu”. Một cô bạn học hồi nhỏ của mình có 1 đứa con gái học khá tốt, rất chăm chỉ. Cấp 1, bạn nhỏ đó học TA đều đặn ở trung tâm. Lúc vào cấp 2, em bé bắt đầu học tiếng Đức.
Học tiếng Đức với mục tiêu gì - mình hỏi
- Đâu có mục tiêu gì đâu. Bạn con em đang ở Đức, khen nước Đức lắm, nên con em thích học tiếng Đức.
- À, vậy học tiếng Đức với mục tiêu du học Đức ha.
- Không chị ơi, em không có ý định cho con đi du học Đức đâu. Con có thích học thì em cho học thôi, học thêm 1 ngoại ngữ cũng tốt, chớ em không có mục tiêu du học Đức.
- Mấy năm sau, khi con bạn vào cấp 3, thì mình lại nghe bạn chia sẻ “con em đang học tiếng Pháp”.
- Ủa, sao học tiếng Pháp vậy em?
- Tại cô giáo dạy kèm môn Sinh cho con em là Thạc sĩ tốt nghiệp ở Pháp. Cô nói học tiếng Pháp thì du học dễ hơn.
- Vậy em định cho con đi du học Pháp hả?
- Dạ em cũng chưa chắc. Thôi em để con quyết định. Con thích học gì em cho học nấy.
Rồi lúc vào ĐH, bạn nhỏ đó không đi Đức, mà chẳng đi Pháp. Con thi trượt ngành Dược, chỉ đậu vào 1 trường ĐH khác, ngành Công nghệ Sinh học – 1 ngành con không thích, mà cũng rất khó tìm được job tốt sau khi học.
Với năng lực và nỗ lực của em bé này, nếu người mẹ có tầm nhìn, có mục tiêu và có kế hoạch từ sớm; thì sẽ có vô vàn cơ hội cho con. Tuy bạn nhỏ học rất tốt, nhưng người mẹ đã lãng phí thời gian của con với mấy lần lạc đường lãng nhách.
Mục tiêu giống như ngọn hải đăng của cta vậy. Nó giúp mình không bao giờ đi lạc. Dù hành trình có khó khăn, miễn là ta hướng về ngọn hải đăng của mình, thì cta không bao giờ lạc lối hoặc lãng phí thời gian.
Mục tiêu sai => kế hoạch sai => thất bại
Vì mục tiêu là điều rất quan trọng nên cta cần phải làm hết sức tốt việc này. Để hiểu mục tiêu đúng đắn là gì, mình sẽ chọn các ví dụ đối lập:
Mục tiêu phải học cho có cái bằng ĐH => sai. Bằng ĐH chỉ là kết quả, không nên là mục tiêu.
==> Mục tiêu đúng nên là: con cần chọn học ngành học phù hợp với tố chất/ thiên hướng của con, và ở thời buổi cạnh tranh này, con nên cố gắng học ít nhất là bậc ĐH (vì trong cùng 1 ngành nghề, học càng cao, cơ hội càng cao).
Nói thêm là: mục tiêu học chỉ để có cái bằng ĐH là 1 mục tiêu vô cùng ngắn hạn và dở ẹt. Có vô số người mà mình biết chỉ học xong ĐH là xem như xong, cứ nghĩ là đã hoàn thành mục tiêu giáo dục rồi đó. Họ không hề học thêm khoá học chuyên môn nào, không học nâng cao hoặc mở rộng kiến thức (văn bằng 2 hoặc Thạc sĩ), không học kỹ năng cần thiết, không đọc sách gía trị để mở mang phát triển tư duy. => Nhóm này không thể thành công cao bằng năng lực, chỉ có thể thành công bằng chiêu trò.
Mục tiêu phải vào trường chuyên bằng mọi giá => sai. Học ở trường chuyên là 1 cách giúp mình đạt mục tiêu, chớ nó không nên là mục tiêu.
==> Mục tiêu đúng nên là: Con cần học cho giỏi thật sự để có thể thi đậu và học tốt vui vẻ ở trường chuyên, mà không bị áp lực gì.
Mục tiêu miễn sao làm có nhiều tiền, thật giàu có là được => sai. Thành công về tiền bạc là kết quả của năng lực giỏi giang, chớ nó không nên là mục tiêu.
==> Mục tiêu đúng nên là: Con cần có năng lực đủ tốt, để có thể sống 1 cuộc đời ung dung tự tại, mà không bao giờ phải lo lắng hoặc thiếu hụt tiền bạc.
Mục tiêu là trở thành CEO => sai. Thành đạt trong công việc là kết quả của năng lực, chớ nó không nên là mục tiêu.
==> Mục tiêu đúng đắn nên là: Con cần nỗ lực trau dồi năng lực, tích luỹ kinh nghiệm thực tế, phát triển năng lực lãnh đạo, tư duy, tầm nhìn – là những phẩm chất cần có của 1 CEO. Lúc đó, cơ hội trở thành CEO sẽ đến - dù là CEO làm thuê, hay CEO cho cty của con lập ra.
Nói thêm: Quá trình phấn đấu nên bắt đầu từ việc đi làm thuê cho những cty lớn, chuyên nghiệp (để học hỏi cái hay, cái tầm của người ta), nên đi từ 1 NV thấp nhất, thăng tiến đến vị trí quản lý cao cấp nhất trong cty - dưới 1 người mà trên vạn người; thì con mới có đủ bản lĩnh để trở thành 1 CEO thành công.
Khi bạn đặt mục tiêu sai, bạn sẽ vô cùng vất vả mà không hiểu tại sao. Ngược lại, khi đặt mục tiêu đúng, những điều bạn mong muốn sẽ đến, như 1 kết quả tất yếu.
Mình có 1 ông anh họ. Ảnh ăn học không tới đâu, đang học ĐH thì bỏ ngang, chỉ muốn ra đời làm chủ. Mẹ ảnh mua cho ảnh chiếc xe 16 chổ + 2 chiếc 4 chổ, mở cho ảnh cty Vận tải – Du lịch, cho ảnh làm GĐ, điều hành 3 nhân viên là 3 tài xế. Chưa được 2 năm, bán hết xe. Vợ ảnh sang cho ảnh cái tiệm vàng ở chợ Bến Thành, đồng thời mở luôn cho ảnh cty Kinh doanh vàng bạc đá quý. Rồi ảnh cũng bỏ. Rồi ảnh lại mang 1 mớ tiền hùn với bạn, để làm đồng sở hữu, làm chủ 1 cty kinh doanh vật liệu xây dựng, cùng với 1 chức vụ rất kêu nhưng hữu danh vô thực. Cuối cùng, bạn ảnh thì ngày càng giàu, mà vốn hùn của ảnh thì giờ không còn gì. Sau đó, vợ ảnh li dị ảnh luôn.
Sau đó thì không có sau đó nữa. Cha mẹ và mấy chị em ảnh đều chán “ông CEO” này. Thôi ở nhà, cha mẹ nuôi cơm, mấy chị em mỗi người cho ít tiền xài vặt.
Mục tiêu muốn kiếm tiền, muốn làm giàu là mục tiêu nguy hiểm nhất. Cứ chạy theo đồng tiền bằng mọi giá thì sẽ phải trả giá rất đắt. Muốn kiếm tiền 1 cách chân chính, thì không có cách nào khác là phải có năng lực thật, năng lực cao, năng lực giỏi. Thu nhập của bạn sẽ tương ứng với năng lực của bạn. (Ở đây, mình không bàn đến những đứa trẻ sinh ra ở vạch đích, những bạn trẻ có gia sản, sản nghiệp cha mẹ để lại). Ngược lại, kiếm tiền bằng chiêu trò, kiếm tiền nhờ vận may vào đất đai, chứng khoán, tiền ảo… thì lúc giàu sẽ rất giàu, mà lúc sập thì chỉ có nước bỏ xứ mà đi.
Mục tiêu đúng đắn nên là những giá trị cốt lõi bên trong. Tại sao vậy?
- Vì mục tiêu chiến lược là mục tiêu có tầm nhìn dài hạn.
- Vì mục tiêu dài hạn là mục tiêu có giá trị bền vững, lâu dài.
- Và chỉ có những giá trị cốt lõi bên trong mới giúp ta đạt được thành công về tiền tài, danh vọng, địa vị một cách bền vững, lâu dài.
- Tiền tài, danh vọng, địa vị chỉ là các mục tiêu ngắn hạn, nhất thời. Nếu không có các giá trị bên trong, thì chẳng chóng thì chầy, chúng sẽ sụp đổ.
Theo mình quan sát và biết, có những người đại gia, cực giàu nhưng không giỏi (họ giàu nhờ vào vào quyền thế, mối quan hệ, đặc quyền đặc lợi, nhóm lợi ích… hoặc giàu nhờ vào khôn lõi, xu nịnh, mưu mô, lừa đảo, hoặc kinh doanh gian lận/ trái phép…, kể ra không hết). Những người này, khi giàu thì giàu cực, mà khi vỡ trận thì nhẹ là phá sản, nặng là vào tù.
Nhưng, mình chưa từng thấy những người nào thật sự giỏi mà nghèo. Người giỏi, có thể họ không giàu sụ, nhưng họ không thể nghèo. Người giỏi đúng nghĩa, là người vừa có năng lực chuyên môn tốt, vừa có kỹ năng tốt, vừa có tư duy tốt, thì không thể nào nghèo.
Vậy, mục tiêu nuôi dạy con của chúng ta, nên tập trung vào những điều cốt lõi bên trong, mang giá trị dài hạn, sao cho khi trưởng thành, con có được:
- Năng lực về kiến thức chuyên môn: chọn ngành nghề phù hợp với tố chất, và học hỏi, nghiên cứu càng giỏi, càng sâu, càng cao càng tốt.
- Kỹ năng: không chỉ có đủ kỹ năng sống, mà còn phải có đủ các kỹ năng xã hội, đặc biệt là nhóm kỹ năng bậc cao, giúp con vươn lên vị trí cao trong sự nghiệp - đây còn gọi là nhóm kỹ năng cần có cho thế kỷ 21.
- Tư duy: người có tư duy tốt thì sẽ thành công dù làm nghề gì, sống ở đâu. Tư duy được rèn luyện và phát triển trên nền tảng nhận thức tốt. Nhận thức được hình thành nhờ vào sự lĩnh hội thấu đáo các kiến thức xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh.
- Sức khoẻ: duy trì một cơ thể và tinh thần khoẻ mạnh. Không đánh đổi sức khoẻ bản thân cho mục tiêu ngắn hạn nào. Đặc biệt, cần quan tâm đến sức khoẻ tinh thần (mental health) bằng việc cân bằng giữa học tập/ làm việc và các niềm vui tinh thần khác.
Đây chính là 4 mục tiêu chiến lược, có giá trị vĩnh viễn trong đời 1 con người. Từ mục tiêu lớn này, chúng ta sẽ vạch ra những mục tiêu cụ thể hơn, được định lượng chính xác hơn.
Mục tiêu chiến lược = mục tiêu chiến thuật => sai
Như đã nói ở trên, mục tiêu đúng đắn cần có tầm nhìn: có ý nghĩa trong dài hạn, chớ hổng phải mục tiêu thay đổi xoành xoạch trong ngắn hạn.
Trước dịch Covid, nhà nào cũng học luyện thi SAT. Khi dịch Covid xảy ra, các trường ĐH Mỹ bỏ SAT, thế là nhà nhà bỏ học luyện thi SAT. Gần đây, các trường ĐH Mỹ lại yêu cầu có SAT trở lại trong tuyển sinh, thế là lại ùn ùn tìm chổ học luyện thi SAT.
Nếu bạn chọn mục tiêu là cho con bạn học TA cho thật giỏi, để con bạn có thể học kiến thức chuyên môn hoàn toàn bằng TA ở ĐH 1 cách nhẹ nhàng thoải mái, thì thi SAT hay không, bạn vẫn không thay đổi gì. Ta cứ điềm nhiên mà học, mặc kệ thiên hạ nháo nhào. Khi cần thi thì thi, mà không cần thì ta vẫn phải học theo cách của ta. Vậy thôi.
Mục tiêu đúng đắn là 1 mục tiêu có chiến lược, chớ không phải là mục tiêu chiến thuật. Chiến lược là dài hạn, mà chiến thuật là ngắn hạn. Nhưng, theo mình thấy, ai cũng thích đi đường tắt ngắn hạn, nên toàn chọn chiến thuật không à.
Mình xin được hầu chuyện cho các bạn, 1 câu chuyện có thật 100% trong ngành dược.
Có 1 cty nọ, mới xây được cái nhà máy sản xuất kháng sinh. Kháng sinh thì phải bán vào BV và cty phải làm hoạt động đấu thầu. BGĐ cty đã đưa ra 1 chiến lược vô cùng thông minh, và đã được trúng thầu tuyệt đại đa số trên các BV công cả nước. Thật là thắng lợi to lớn. DS ước tính năm đầu tiên đạt được sẽ từ 300 – 500 tỉ.
Chiến lược tuyệt vời đó là gì mà dẫn đến thành công vang dội đó?
Thật ra, đó là 1 chiến thuật, hay gọi dân dã hơn, đó là 1 chiêu trò. Bình thường, theo quy chuẩn ngành dược của thế giới, các loại thuốc kháng sinh có hàm lượng dễ nhớ: 500mg, hoặc 1.000mg; hoặc hiếm hơn là 650mg (dành cho người cao lớn, trọng lượng nặng hơn người bình thường). Nhưng, cty trên đã tung ra hàng loạt những viên kháng sinh có hàm lượng lạ (đúng theo câu từ của báo chí dùng), mình không nhớ chính xác, nhưng đại loại là: 365mg, 735mg… mà nói chung, thế giới không ai sản xuất ra viên thuốc có hàm lượng như vậy cả.
Với hàm lượng khác lạ này, thì tự nhiên viên kháng sinh của cty đó trở thành “duy nhất” trong danh mục đấu thầu. Vì không có ai cạnh tranh khi đấu thầu, nên cty đó đã trúng thầu ồ ạt, tuy xét ra giá thành tính trên hàm lượng (mg) thì thuốc đó còn đắt hơn thuốc ngoại nhập của các hãng dược lớn.
Lúc đó, các cty dược có máu mặt khác cũng đâu chịu để yên, lập tức cho lên bài báo Tuoitre, Thanhnien dồn dập. Sau đó, BYT quyết định rút giấy phép các thuốc có hàm lượng lạ này. Thế là, không bao lâu sau khi ăn mừng thành công vang dội, cty đó đã mất tất cả. Kết quả trúng thầu vô hiệu là chuyện nhỏ, nhưng bị rút giấy phép thuốc hàng loạt là 1 vấn đề vô cùng đau lòng.
Đây là 1 chiến thuật tạo thế độc quyền và hưởng lợi từ ưu thế của độc quyền. Trường hợp này là rất rủi ro, vì thế giới đã có luật chống độc quyền trong kinh doanh.
Trong ngành dược, có 1 luật bảo vệ bản quyền trong vòng 10 năm cho những nghiên cứu phát minh thuốc mới (patent). Điều này là cần thiết để khuyến khích sự đầu tư chất xám trong nghiên cứu khoa học sức khoẻ.
Với các loại thuốc kháng sinh nói trên, đây là phát minh của các tập đoàn dược lớn hàng đầu trên thế giới, vốn đã hết bản quyền; và theo luật ngành dược, các phát minh này được công bố rộng rãi, giúp các nước nhỏ trên thế giới có thể sản xuất đại trà, bán với mức giá phù hợp, nhằm mang lại lợi ích điều trị cho người dân có thu nhập thấp. Các loại thuốc thông dụng này được gọi là dòng generic.
Nhưng, công ty trên đã chọn 1 chiến thuật đầy rủi ro và đi ngược lại với quy tắc kinh doanh nói chung và vi phạm luật của ngành dược, biến 1 số sản phẩm kháng sinh generic, thành những sản phẩm độc quyền, nhằm tạo ưu thế riêng cho cty mình. Các chiến thuật ngắn hạn, chỉ nhằm vào lợi nhuận của cty, không vì lợi ích người dùng, đi ngược với xu hướng phát triển của thế giới, thì không bao giờ tồn tại được lâu.
Công ty dược trên đã đặt mục tiêu sai, tưởng đâu đi tắt đón đầu, nhưng họ đã tự đâm đầu vào bụi gai hiểm hóc.
Dân VN mình, có vô số các ví dụ về cách làm kinh doanh sử dụng chiến thuật. Hên thì rất giàu, mà xui thì đi luôn. Trong việc học hành, mình cũng thấy nhiều PH áp dụng mục tiêu chiến thuật.
Chiến thuật cho con vào trường chuyên, chuyên gì cũng được, kể cả chuyên Sử, Địa. Đây là chiến thuật, để tận dụng tối đa ưu đãi đặc biệt của trường chuyên, được cộng điểm GPA cao, được miễn các môn học không chuyên, để được ưu tiên xét tuyển vào ĐH. Nhưng cái mặt trái của nó là: Để vào chuyên, dù là chuyên gì, thì con cũng cần học ôn luyện (không chỉ cho môn chuyên mà cho cả 2 môn Toán Văn kèm theo): hao tốn rất nhiều nguồn lực tiền bạc, thời gian. Nhưng chính sách giáo dục của BGD rất hay thay đổi, mà mỗi lần thay đổi thì mục tiêu chiến thuật của cả nhà cũng sẽ thay đổi. Chưa kể, thời gian công sức con học chuyên mấy môn đó, có phải là giỏi thật, lĩnh hội thật sự kiến thức chuyên môn cần thiết khi con vào ĐH và ra đời đi làm không? Học chuyên chỉ để hưởng cái lợi của trường chuyên, nhưng kiến thức ôn luyện thi chuyên thì chưa chắc có giá trị lâu dài.
Bạn ông xã mình, cho con học chuyên Lý, thi HSG Lý cấp tp, với mục tiêu để con được tuyển thẳng vào ĐH Kinh Tế. Đây là 1 mục tiêu chiến thuật. Dù con bạn đạt được mục tiêu, nhưng công sức cày học môn Lý mấy năm bỏ hết luôn. Nguồn lực đầu tư lớn và lâu, sau khi vào ĐH, thì không còn giá trị gì nữa.
PH tìm đến các trung tâm tư vấn để mông má hồ sơ cho con, với mục tiêu cho con vào trường ĐH top, hoặc săn học bổng. Đây là 1 mục tiêu chiến thuật. Bạn có thể đạt mục tiêu, nhưng khi con bạn vào học ở trường top, mà thực lực con không đủ giỏi, lúc đó sẽ là cơn ác mộng.
Tóm lại, mục tiêu chiến thuật thường được người có tư duy và tầm nhìn ngắn hạn ưa thích. Và ngược lại, người có tầm nhìn xa luôn lựa chọn các mục tiêu chiến lược bền vững.
Mục tiêu thay đổi xoành xạch = mục tiêu sai
Những người mẹ nuôi con dễ dãi thường suy nghĩ dễ dãi, ra quyết định dễ dãi, hành động dễ dãi, và kết quả cũng rất dễ dãi: được chút nào hay chút đó, hoặc nếu sai thì sửa.
“Cứ sai đi, vì đời cho phép”. Haiza, mình nghĩ câu này chỉ dành tụi trẻ trâu thôi chớ.
Lướt FB, mình thấy PH dễ dãi thường nói “Sai đâu sửa đó”. Mình đọc mà sợ quá.
- Bạn đi làm ở cty, bạn làm sai tè le. Rồi bạn thản nhiên trả lời “sai đâu sửa đó” với team, với sếp, với khách hàng… được không?
- Thầy cô của con bạn, giảng bài sai cho con bạn, hoặc dạy dỗ sai, hoặc xử lý sai các vấn đề trong lớp… Khi bạn complain, thầy cô trả lời “sai đâu sửa đó, làm gì căng”, thì bạn có dạ, cảm ơn thầy và vui vẻ như ra về như không có chuyện gì không?
Dĩ nhiên, mình làm sai, mình biết sai, rồi mình sửa sai là điều tốt. Nhưng mình ung dung, bình thản và biến việc làm sai trong việc dạy con cái thành 1 điều bình thường như cân đường hộp sữa, thì thật là đáng ngại.
Cuộc đời bạn, bạn tha hồ làm sai, vì ai sai thì người đó trả giá. Tuổi trẻ ngông cuồng làm sai, thì cuộc đời cũng sẽ bắt chúng trả giá thích đáng, chớ cuộc đời nào cho phép sai hoài.
Các nhà giáo dục đều khuyên chúng ta là: hãy để trẻ con được quyền làm sai, và chúng sẽ học được bài học từ sai lầm của chính mình. Điều này rất đúng. Nhưng, ở 1 xã hội khắt nghiệt, thì có những sai lầm phải trả giá rất lớn, có những sai lầm phải trả giá suốt đời. Hãy thận trọng.
Hơn nữa, các nhà giáo dục khuyên cho phép trẻ làm sai, chớ không khuyên cha mẹ cứ thoải mái làm sai. Cha mẹ làm sai, nhưng đứa con mới là người phải nhận lãnh hậu quả. Mà con cái thì không dám và khôgn đủ hiểu biết để trách móc cha mẹ mình. Đó là điều bất công. Bạn đừng nên lạm dụng nó nữa.
Con cái bạn không phải là con chuột bạch, để bạn làm phép thử và sửa sai.
Mình cho rằng, trước khi làm điều gì cho con, bạn nên suy nghĩ cẩn trọng, suy nghĩ đủ lâu. Với con cái, cẩn trọng không bao giờ là thừa.
Đặt mục tiêu cho con cũng vậy. Đặt mục tiêu sai, thì sửa. Rồi lại sai, rồi sửa tiếp. Cứ thế, sai hoài, sửa hoài. Lúc đó, đứa nhỏ nó quay cuồng với cha mẹ nó luôn.
Là 1 người mẹ, bạn không chỉ cung cấp cơm ăn, áo mặc, mà bạn còn phải định hướng cho con, giúp con không bị lạc đường, giúp con không bị dậm chân 1 chổ. Chả lẽ, mỗi bước con đi là 1 lần sai, rồi bạn chặt lưỡi “sai đâu sửa đó”. Mỗi lần con đứng lên đi tiếp và lại vấp ngã không lâu sau đó, rồi mẹ sửa sai bằng hướng đi khác, phương pháp khác, mục tiêu khác. Như thế, sức nào trẻ chịu nổi. Té ngã nhiều quá thì sức đâu mà đi đường dài; mà đi lòng vòng hoài thì đi bao giờ cho tới.
Để đừng phạm phải quá nhiều sai lầm, để đừng phải thay đổi mục tiêu quá nhiều, thì bạn cần có những mục tiêu lớn, dài hạn, có giá trị bền vững; rồi từ đó, bạn hướng về nó và kiên định trên con đường bạn đi.
Mục tiêu mà cứ thay đổi xoành xoạch, thì bao giờ bạn mới đi đến thành công?
Mình có 1 bạn là NV cũ, lúc đó bạn là Product Manager cho 1 nhãn thuốc kênh OTC. Trước đó, bạn từng làm Manager cho 1 cty Dược rất nổi tiếng của miền Nam, sau này, bán lại cho Nhật, và trở thành 1 trong những cty có doanh số lớn nhất nước hiện giờ. Bạn này cực kỳ thông minh, đầu nhảy số nhanh như điện. Bạn là 1 trong những NV mà mình nể phục về sự nhanh nhạy trong tính toán kinh doanh. Nhiều lúc bạn đưa ra các phương án kinh doanh khả thi chỉ trong vài phút, mà mình còn choáng váng, không kịp nghe, không kịp hiểu, không lĩnh hội ngay lập tức nổi; phải kêu bạn nói từ từ, nói lại từng ý, rồi mình viết xuống từng ý, rồi mới thảo luận được. Nhưng đường công danh sự nghiệp của bạn vô cùng trắc trở. Bạn làm ở đâu cũng chỉ được khoảng 1 năm. Bạn cứ thế mà nhảy việc liên tục. Trong thời gian dài 2 chị em chơi với nhau gần 20 năm, mình phân tích và thấy nguyên nhân như sau:
- Bạn này là 1 người luôn đặt ra các mục tiêu mới, mục tiêu cứ thay đổi xoành xoạch. Vì thay đổi quá nhanh, nên các mục tiêu đó không được cân nhắc cẩn trọng. Bạn đi từ sai này đến cái sai khác, nhiều lần trong đời. Hậu quả là mục tiêu của bạn, tuy đạt được, nhưng lại luôn bị tan vỡ một cách chóng vánh. Kết quả là sự thành công của bạn khá khiêm tốn, nếu so với tài năng và nỗ lực làm việc của bạn.
- Điều này bắt nguồn từ việc bạn không tích luỹ năng lực chuyên môn đủ giỏi và chuyên nghiệp. Bạn học ĐH ngành Business, 1 ngành vô thưởng vô phạt. Đã vậy, bạn cũng không chịu học hành nghiêm túc, hoặc học các khoá huấn luyện về kỹ năng nâng cao. Bạn tự hào là bạn học từ kinh nghiệm thực tế. Nhưng làm Sales có áp lực DS rất lớn, để được lãnh đủ lương + thưởng, đa phần Sales sử dụng chiêu trò, nên kinh nghiệm thực tế của Sales phần lớn là kinh nghiệm xấu, người có thực lực không nên bắt chước học theo. Ngược lại, nếu muốn thăng tiến làm Sales Manager/ Director, thì bên cạnh kinh nghiệm và hiểu biết về các chiêu trò của Sales, bạn nhất định phải học các khoá huấn luyện bài bản, để nhận diện mọi mánh khoé, để đề phòng và có giải pháp hoá giải các vấn nạn tiêu cực của Sales, nhằm xây dựng đội ngũ lành mạnh và bền vững. Tiếc là, bạn lại không đi theo chính đạo, bạn cứ “thăng hoa” sự thông minh tinh khôn của bạn theo hướng “tà đạo”. Vì vậy, không cty nào giữ bạn được lâu.
- Tư duy của bạn rất ngắn hạn. Chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt. Không có tầm nhìn xa. Bạn không care và cũng không nhìn ra chổ nào là nước đục, chổ nào là nước trong; chổ nào là đất lành để bạn có thể đậu lại và làm tổ lâu dài. Bạn hợp tác với bất kể người nào, đầu quân cho bất cứ cty nào, miễn là sự hợp tác đó mang lại lợi nhuận cho bạn. Tuy nhiên, khi lợi nhuận bắt đầu khá lên, thì ông sếp đểu đó hất bạn ra ngay lập tức. Bạn không hiểu rằng, trong mọi nguồn lực, thì nguồn lực con người là thứ quan trọng nhất. Làm việc với người không đáng tin cậy thì vĩnh viễn không bao giờ có kết quả tốt đẹp lâu dài
- Thật ra, bạn hình thành tư duy và phong cách làm việc như thế là không phải là do bạn cố ý. Trường ĐH vốn đã không dạy đủ tốt về chuyên môn, bạn ra đời, vô tình vào làm việc dưới trướng 1 anh sếp “rất gì và này nọ”. Mới bước vào đời, xui gặp sếp đểu, rồi học theo, rồi bị nhiễm vào não, vào máu hồi nào hổng hay, mà cứ tưởng là mình khôn, mình giỏi.
- Mình cũng thương bạn, biết thực sự trong tâm bạn ấy không phải là người xấu, chỉ là tư duy bị hỏng và kiến thức chuyên môn bài bản không có. Mình cố tìm cho bạn các cơ hội, tiến cử bạn vào làm trong các cty nước ngoài, vì chỉ có tập đoàn nước ngoài mới chú trọng đến việc huấn luyện, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển đội ngũ kế thừa. Nhưng, 1 điều đáng tiếc là TA của bạn bằng 0, nên không thể vào làm cho cty nước ngoài. Bạn không có khiếu TA và bạn cũng chạy theo job này job nọ để kiếm tiền, chớ không nghĩ là tuy bỏ thời gian học TA sẽ làm bạn mất cơ hội kiếm tiền, nhưng lại cho bạn những cơ hội lớn lao và bền vững hơn nhiều.
- Hiện nay, tuy mục tiêu và CV vẫn thay đổi xoành xoạch, nhưng vì bạn thực sự rất giỏi, mất job này, bạn tìm job khác; job trong job ngoài, vì thế mà bạn luôn có thu nhập tốt, dù không bao giờ làm gì ổn định được vài năm. Nhưng, tích luỹ của bạn cũng đủ để bạn mua 1 căn hộ chung cư và 1 căn nhà phố hẻm xe hơi ở 1 quận ngoại thành SG (dĩ nhiên vẫn phải vay ngân hàng). Tuy tích luỹ tài chính bạn vẫn ổn, nhưng thật lòng mình tiếc cho bạn. Nếu bạn có tư duy đủ tốt, bạn sẽ vô cùng thành công, có thể nói thành công ít nhất gấp 10 lần hiện nay.
Mục tiêu không định lượng = mục tiêu không thể thực hiện
Mục tiêu “Em muốn con em hạnh phúc” là câu cửa miệng của 90% các bà mẹ. Nhưng, khi hỏi, như thế nào là hạnh phúc và đo lường hạnh phúc như thế nào, thì không ai trả lời được.
Nếu bạn không định nghĩa được, cũng như không đo lường được, thì làm sao bạn thực hiện được? Làm sao bạn biết được bạn làm “trúng” hay "trật"? Bạn đo lường kết quả của mình bằng cách nào?
Hạnh phúc của con bạn, thì chỉ có con bạn biết nó là gì, chỉ có con bạn cảm nhận được nó. Mình biết nó là gì đâu, làm sao lên mục tiêu cho được?
Chưa kể, cảm nhận hạnh phúc sẽ rất khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Lúc nhỏ, hạnh phúc của con nít là chạy nhảy, là ăn kem, là chơi game. Hạnh phúc của tuổi teen có thể là tụ tập bạn bè, có tiền tiêu vặt thoải mái. Hạnh phúc của người trưởng thành thì phức tạp hơn, trăm ngàn thứ chi phối, làm sao mình dựa vào đó mà đặt mục tiêu cho được.
Hạnh phúc của con bạn và của mỗi người trong cta đều rất khác nhau, có thể bị tác động bởi nhiều biến số và ẩn số bên dưới. Đặc biệt, hạnh phúc còn bị phụ thuộc vào việc con bạn gặp gỡ và tiếp xúc với ai trong đời của nó: bạn bè, đồng nghiệp, sếp, người yêu, vợ chồng…
Tóm lại, hạnh phúc là cái gì, nó đến và đi như thế nào, bạn nên để con bạn tự xử. Cả cuộc đời nó, nó chọn hạnh phúc cho chính nó.
Cho nên, đừng đặt những mục tiêu mơ hồ, chung chung. Đặt mục tiêu là để thực hiện, chớ không phải nói cho vui, làm cho có; hoặc để tự trấn an bản thân, càng không phải để loè thiên hạ. Đưa ra những mục tiêu chung chung, vĩ mô, đao to búa lớn quá, rốt cuộc chẳng biết nó là cái gì để làm, thì nói cũng bằng không.
Cách làm đúng là: Từ những mục tiêu lớn, quan trọng => vạch ra những mục tiêu cụ thể, được định lượng 1 cách rõ ràng.
Dựa vào 1 trong 4 mục tiêu lớn có tính chiến lược mà mình viết trong bài trước, mình sẽ vạch ra những mục tiêu cụ thể cho bé K nhà mình (mang tính ví dụ thôi nha), để các bạn tham khảo:
Mục tiêu chiến lược: Năng lực về kiến thức chuyên môn: chọn ngành nghề phù hợp với tố chất, và học hỏi, nghiên cứu càng giỏi, càng sâu, càng cao càng tốt.
Phân tích:
- K thuộc nhóm Nghiên cứu + Xã hội (theo bài test Holland) => nghề phù hợp với tố chất là: Option 1: ngành Khoa học sức khoẻ: Dược sĩ/ Nha sĩ/ Bác sĩ. – Option 2 là các ngành thuộc nhóm Hoá Sinh. Ngành Hoá Sinh bậc Cử Nhân sẽ khó tìm việc làm, hoặc thu nhập thấp, vì vậy, theo ngành này thì phải học ít nhất Thạc sĩ, hoặc Tiến sĩ.
- Nói tóm lại, 2 lựa chọn định hướng nghề nghiệp của K thuộc 2 nhóm: Khoa học sức khoẻ và Khoa học Hoá Sinh bậc sau ĐH. Cả 2 nhóm ngành nghề này đều cần: học thật tốt 3 môn chính: Toán Hoá Sinh và học từ 6 – 8 năm ở bậc ĐH hoặc/ và sau ĐH.
- Ngoài ra, mục tiêu của nhà mình là muốn K học và định cư ở: Úc hoặc Mỹ. Vì vậy, K cần phải học TA thật tốt, không chỉ đủ IELTS 8.0, mà còn để hoà nhập xã hội của dân bản xứ => TA as first language là sự lựa chọn hàng đầu.
- Vì mục tiêu là du học Úc/ Mỹ ở bậc ĐH, có nền tảng học thuật tiệm cận Úc/ Mỹ sẽ là lợi thế để thi SAT và để dễ dàng hoà nhập ở trường ĐH => học giáo trình Mỹ (hsc) là ưu tiên hàng đầu.
- Tương tự, để việc học ĐH ở Úc/ Mỹ thuận lợi hơn, thì các môn học Toán, Hoá, Sinh nên được học bằng TA hoàn toàn (thay vì học và thi vào trường chuyên) => học và thi AP là sự lựa chọn hàng đầu.
- Hơn nữa, nên học với những người đang làm trong ngành mà mình muốn theo đuổi => các thạc sĩ/ tiến sĩ trong ngành khoa học sức khoẻ, hoặc ngành Hóa Sinh là sự lựa chọn hàng đầu.
- Cuối cùng, vì du học 2 ngành trên, với thời gian học từ 6 – 8 năm, cần 1 ngân sách đầu tư không nhỏ, nên mình sẽ cố gắng save cost ở 12 năm phổ thông, ưu tiên dành ngân sách cho đi du học => trường công là sự lựa chọn hàng đầu.
Mục tiêu cụ thể:
Để đáp ứng đầu vào ngành Khoa học sức khoẻ ở Úc, nhà mình chọn các mục tiêu cụ thể cần hoàn thành (đây là mục tiêu cao nhất cần có để học ngành Y, ngành Dược sẽ dễ hơn):
TOEFL/ hoặc IELTS 8.0 (cả 4 kỹ năng)
SAT: 1.550+
GPA: 95%+
AP 5/5: AP Calculus, AP Chemistry, , AP Psychology
ISAT (để apply ngành Y ở Úc)
Hoặc nếu để đáp ứng mục tiêu săn học bổng ngành Hoá Sinh ở Mỹ, nhà mình chọn các mục tiêu cụ thể cần hoàn thành:
TOEFL/ hoặc IELTS 8.0
SAT: 1.550+
GPA: 90%+
AP 5/5: AP Calculus, AP Statistics, AP Chemistry, AP Biology
Nghiên cứu khoa học
Thành tích học thuật: cuộc thi Hoá, quy mô thế giới do Úc/ Canada tổ chức.
[ Ở đây, mình muốn nhấn mạnh 1 điều: nếu MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC & MỤC TIÊU CỤ THỂ đã được xác định rồi; thì trước khi bạn quyết định làm bất cứ những gì sau đó, bạn cần luôn luôn hỏi: Việc này có giúp con mình đạt được mục tiêu hay không?
Tỉnh táo để chọn những thứ thực sự cần thiết giúp con đạt mục tiêu dài hạn. Những thứ lòng vòng, lạc lối, thừa thãi, hoặc ngắn hạn, thì dũng cảm gạt hẳn khỏi đầu ].
Nếu ở trên mình đã xác định được đó là các mục tiêu cụ thể mà tụi mình cần làm, thì từ các mục tiêu này, mình sẽ đặt ra lộ trình thực hiện mục tiêu nhỏ hơn cho từng chặng đường (kế hoạch này là ví dụ để tham khảo thôi nha):
Cấp 1:
Học TA as first language. Học TA cho thật giỏi, trong khả năng.
Học Toán Mỹ vượt lên khoảng 2 – 3 grade (vì Toán Mỹ dễ).
Reading và Writing càng nhiều càng tốt.
Cấp 2:
Lớp 6: đọc/học Social Study, Writing và Math càng nhiều, càng giỏi càng tốt.
Lớp 7: học Chemistry iGCSE + Math Algebra 1
Lớp 8: học Chemistry iGCSE + Math Geometry
Cấp 3:
Lớp 9: học Chemistry AP + Biology + Math Algebra 2
Lớp 10: thi Chemistry AP, học và thi Biology AP + Calculus AP, thi SAT (lần 1)
Lớp 11: học và thi Statictis AP, thi IELTS, nghiên cứu khoa học, thi SAT (lần 2, nếu cần để đạt điểm cao hơn)
Lớp 12: HK1 apply ĐH Mỹ - HK2 thi UCAT, apply ĐH Úc
Nhìn vào mục tiêu và kế hoạch trên, ta thấy, nó đạt đủ 3 yêu cầu:
- Liệt kê từng nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng: mình biết mình cần làm cái gì: GPA, IELTS, SAT, AP môn nào…
- Định lượng đo lường bằng điểm số của mỗi mục tiêu: điểm GPA từ 9.0 – 9.5, IELTS 8.0, SAT 1.550+…
- Thời gian (lúc nào, bao lâu) để thực hiện cho từng mục tiêu
Mục tiêu không thể làm được = mơ mộng viễn vông
Có những PH đặt cho con những mục tiêu quá lớn, quá khó, nhưng thực lực của con thì có giới hạn:
- Muốn con đạt học bổng Mỹ, mà con sắp học xong lớp 7 rồi, trong tay con chỉ mới có Flyers 15 khiên, thi hồi lớp 5. Con cũng chả học thêm TA ở đâu, ngoài ở trường.
- Muốn con học ngành Dược, Nha, trong khi con lớp 10 rồi mà vẫn đang học khoa học tích hợp.
- Muốn con đạt học bổng 100% thì mới cho con đi du học.
Mỗi lần mình nghe PH chia sẻ kiểu đó, mình cảm thấy áp lực thay cho em bé.
Khi mình đưa mục tiêu, mình hãy hiểu rằng, muốn đạt được nó, bạn cần giúp con, hỗ trợ con, đồng hành cùng con thực hiện. Mục tiêu phải khả thi. Mục tiêu quá cao, quá khó so với con, thì chỉ làm khó con, hoặc thách đố con, chớ làm sao làm nổi.
Người thành công là người nói được làm được. Hãy chọn những gì mình có thể làm, chớ đừng mơ mộng viễn vông nữa.
Mục tiêu quá đơn giản = phí phạm chi phí cơ hội
Mục tiêu cao quá, bất khả thi, thì chỉ là mơ mộng. Mà mục tiêu dễ quá, thì con sẽ mất đi nhiều cơ hội, rất đáng tiếc.
Nếu con bạn hoàn toàn có thể học và thi FCE ở lớp 6, thì không nên học tàng tàng đến lớp 9 mới thi.
Nếu con bạn hoàn toàn có thể học và thi IELTS 7.0 ở lớp 9, thì tại sao nhẩn nha đến lớp 12 mới thi.
Nếu con bạn hoàn toàn có thể học tốt TA như first language, thì đừng học TA kiểu ESL.
Nếu con bạn có thể đi du học, cùng 1 ngành nghề, thì dù học ở Taiwan, Malay, Sing, Nhật… thì vẫn tốt hơn là học ở trong nước.
Cùng 1 ngành nghề, nếu con bạn có thể học ĐH, thì chắc chắn sẽ tốt hơn học nghề.
Nếu con bạn hoàn toàn có thể học tiếp sau ĐH (Thạc sĩ, Tiến sĩ) thì chắc chắn cơ hội con sẽ cao hơn.
Nếu con bạn có thể học thêm 1 ngành (major) khác, học thêm 1 văn bằng khác, học thêm nhiều kỹ năng khác, thì chắc chắn cơ hội con sẽ rộng mở hơn nhiều.
Tóm lại, lúc còn đi học, học càng giỏi (mà phải là học thật giỏi thật - chớ không phải học để đi thi), thì ra đời, làm việc càng thuận lợi. Và ngược lại.
Chọn ngành học dễ, chọn mục tiêu thấp, thì sau này ra đời, cơ hội cũng ít và đồng lương cũng thấp tương đương. Không có cái gì có được dễ dàng mà có giá cao cả.
Người dễ dãi thì không được đánh giá cao.
Công việc dễ dàng bị trả lương rất thấp.
Thông thường, những PH mà mình từ chối sẽ rơi vào 1 trong các nhóm sau:
- Lên kế hoạch học tập cho con kiểu “nồi lẩu thập cẩm”. Họ đọc rất nhiều, có mặt trong đủ hội nhóm, góp nhặt đủ thứ, và tạo thành 1 nôi lẩu tả pí lù, nhiều thứ rất mâu thuẫn với nhau.
- Thay đổi kế hoạch xoành xoạch theo kiểu “đẽo cày giữa đường”. Đây là nhóm PH chỉ nhìn vào kết quả bề mặt, thấy ai làm gì hay hay là làm theo.
- Không đủ kiên trì, mới làm 1 chút thì đã sốt ruột, chưa thấy kết quả thì đã vội lật kèo.
Mỗi lần mình trao đổi trực tiếp với PH kiểu đó, thực lòng mình không muốn nhận.
Nhóm PH không biết cách lên kế hoạch, thường có đặc điểm chung:
- Đứng giữa 1 rừng thông tin, ai nói nghe cũng hay, cuối cùng không biết phải làm gì.
- Đọc quá nhiều thông tin, nhưng không biết phân tích đúng sai, hay dở; nên không biết chọn gì, bỏ gì.
- Có khi đã biết những việc cần làm, nhưng không biết làm cái gì trước, cái gì sau.
- Khi thành công, thì không hiểu tại sao thành công. Mà khi thất bại, cũng không hiểu tại sao thất bại.
- Tệ hơn, không bao giờ phân biệt được những thứ “lợi bất cập hại”, tưởng là hay là giỏi, nhưng ai ngờ càng ngày càng kém; tưởng là đi tắt đón đầu, nhưng cuối cùng tụt hậu khá xa.
Ngày xưa, khi mình còn nhỏ xíu, cứ hay nghe Ba nói “làm việc gì mà không có kế hoạch là nát bét”. Ba mình hỡ 1 câu là nói tới “kế hoạch”, nghe riết ớn luôn, mà không hiểu “kế hoạch” cụ thể là cái gì mà ghê gớm vậy. Và vì không hiểu, nên mình rất sợ “kế hoạch”.
Thật ra, người mẹ, người vợ có kế hoạch - hiểu theo nghĩa đơn giản, là người phụ nữ biết sắp xếp chu toàn công việc trong gia đình. Cô ấy dự đoán được chuyện gì sẽ xảy ra, sắp xảy ra; và khi việc xảy ra thì cô đã có dự liệu và thu xếp đâu vào đấy. Cô ấy biết tính toán, gói ghém sao cho đủ chi tiêu mà vẫn đủ đầy cho cả nhà. Cô ấy lo xa, nên cũng có sự tiết kiệm, dành dụm cho tương lai con cái. Cô ấy biết ưu tiên vào cái gì cần thiết, quan trọng và cắt giảm cái gì không. Cô ấy biết chọn lấy những thứ chất lượng và bền chắc cho cả nhà. Tóm lại, cô ấy sẽ chọn điều tốt nhất cho gia đình mình.
Nếu như, trong vai trò làm vợ, làm mẹ, các bạn có thể là một phụ nữ chu toàn; thì trong vai trò giáo dục con cái, bạn cũng có thể làm tốt y như vậy - miễn là, bạn hiểu được tầm quan trọng của nó.
Chỉ là, bạn cần làm nó 1 cách chuyên nghiệp và bài bản hơn thôi. Mình sẽ dùng kiến thức và kinh nghiệm gần 30 năm làm kế hoạch, để giúp các bạn từng bước thực hiện nha.
Trước tiên, mình cần giải thích 1 số khái niệm:
- Kế hoạch: đơn giản chỉ là một sự sắp xếp những việc cần làm, nhằm đạt mục tiêu mình muốn.
- Với hành trình giáo dục con cái, ta cần nhìn xa hơn. Kế hoạch cần có tầm nhìn, có chiến lược, được gọi là strategic planning (kế hoạch có chiến lược = có tầm nhìn dài hạn).
- Strategic planning là sự hoạch định/ lên kế hoạch có tầm nhìn dài hạn.
- Nếu kế hoạch bình thường dài nhất chỉ là 1 năm, thì kế hoạch chiến lược ngắn hạn sẽ là 3 năm, trung hạn là 5 năm, mà dài hạn là 10 năm hoặc hơn nữa.
Giải thích 1 cách đơn giản là, nếu con bạn chỉ mới 5 tuổi, thì bạn cũng cần nhìn về tương lai khi con 18 tuổi, lúc con bước vào ĐH, lúc con tốt nghiệp và tìm công việc đầu tiên.
Hành trình xa như vậy, mình nên thực hiện những bước đầu tiên như thế nào để con mình đi con đường thuận lợi nhất?
BƯỚC : PHÂN TÍCH TỔNG QUAN
Để lên kế hoạch đúng, bạn cần tìm hiểu và phân tích thật kỹ, để hiểu thật thấu đáo.
Đầu tiên, bạn cần phân tích về tình hình tài chính của bạn. Đọc lại bài “Chọn trường phù hợp với tài chính” để biết cách phân bố tài chính tối ưu. Mình tóm tắt ở đây: nên đầu tư từ trên xuống: từ ĐH => cấp 3 => cấp 2 => cấp 1 => mầm non. Mỗi cấp học, bạn chỉ nên chi tiền cho giáo dục sao cho bảo đảm an toàn đường dài; không gồng, không đứt gánh giữa đường. Nếu tài chính chưa đủ rộng rãi, thì đừng nên chi quá tay cho trường quốc tế khi con đang còn nhỏ. Càng lớn, các chi phí giáo dục càng cao. Hãy có kế hoạch chi tiêu khôn ngoan.
Điều vô cùng quan trọng mà bạn phải làm cho tốt là hiểu đúng về con. Hiểu điểm mạnh điểm yếu của con. Hiểu năng lực học tập của con. Hiểu sức học của con. Hiểu và nắm rõ, trong thời điểm hiện tại, kiến thức con ở đâu, con thật sự có giỏi thật hay không, giỏi đến mức nào.
Đo lường định lượng năng lực của con là điều cần làm, nhưng cần làm đúng cách.
Có nhiều PH chỉ nhìn vào điểm số, hoặc thành tích (ở những cuộc thi không chất lượng) mà cứ tưởng con hay, con giỏi. Đành rằng cho trẻ tham gia các cuộc thi để giúp con cọ sát và có kinh nghiệm thi cử là chuyện tốt, nhưng nó chỉ thật sự tốt khi mình để con tự ôn luyện mà thi. Chớ đưa vào lò luyện, cày đề, hoặc thậm chí thầy cô làm bài giúp, viết sẵn bài luận, trẻ chỉ việc học thuộc lòng theo, thì liệu cái thành tích đó có đúng của con không? Chưa kể, có những cuộc thi rất là thương mại, huy chương rải như mưa, con có được thì cũng vui, nhưng tuyệt nhiên, đừng vội tự hào mà nghĩ con mình rất giỏi.
Mình rất ngại khi viết những điều này, vì mình không muốn dìm hàng các em bé khác. Nhưng, ở đây, mình chỉ muốn nhắc nhở PH hãy tỉnh táo, mà cần đánh giá con cho đúng. Để làm gì? Để biết mà lên kế hoạch, đặt mục tiêu cho chính xác.
Mình xin phép vài PH, xin được kể về các trường hợp mà mình đã gặp.
Có 1 em bé nọ, học rất giỏi ở trường điểm của quận, luôn đứng đầu ở lớp và khối. Bé đó sau này được mình giới thiệu học 1-1 với thầy Mario và 1-1 với thầy Andy (gia đình vô cùng có điều kiện). Năng lực TA của con rất là nổi trội, khi so với các bạn HS trường công, hoặc so với những bạn học TA ở trung tâm. Nhưng so với những bạn học lớp HSC chuẩn Mỹ hệ nâng cao, thì năng lực bạn nhỏ còn kém. Dĩ nhiên, người mẹ đó không hiểu và không nghĩ như vậy.
Sau đó, mình tiếp tục giới thiệu bạn nhỏ học HSC như K đang học. Lúc đó, mình chưa tổ chức lớp HSC, chỉ giới thiệu bạn ấy qua học bên Ivy thôi. Bên Ivy test và cho bạn vào Grade 7 (lúc đó bé đó đang học lớp 7). Mình nghe qua mà giật mình. Mình biết là, 1 em bé học lớp 7 trường công, chỉ học TA như ngoại ngữ, thì dù Mario và thầy Andy có giỏi đến đâu, thì họ vẫn đang dạy em bé kỹ năng thôi (Speaking và Writing) chớ làm sao bé đó có đủ kiến thức để vào học ngang Grade 7 của Mỹ, học giáo trình Edmentum khá là thách thức.
Nhưng, thực lòng lúc đó mình ngại, mình không dám can ngăn, nghĩ mình can thì giống như mình đánh giá thấp con người ta, chê con người ta học không nổi. Rồi, sau đó, y như mình dự đoán, em bé đó học 1 vài tháng thì choáng, và bỏ, không học nổi Edmentum.
Rồi, 1 lần nữa, PH đó cho bé đó học Acellus, mặc dù bạn ấy biết mình xưa giờ không bao giờ đánh giá cao chương trình đó. Lần này, mình cũng yên lặng, không biết khuyên làm sao. Rồi bẵng đi 1 thời gian, mình lại nghe PH đó chia sẻ là, sau khi học Acellus 1 thời gian kha khá, 2 mẹ con nhận ra rằng, chương trình đó hời hợt quá, không có tính học thuật cao. Thế là lại bỏ.
Khi mình quyết định cho K học lớp Chemistry, mình có thiện chí rủ bạn bé đó học chung với K, để cho có bạn đồng hành cho vui. Nhưng 3 tháng sau, bạn nhỏ đó cũng không trụ được với lớp Chemistry. Từ đó, K học Chemistry 1 mình.
Bạn nhỏ đó loay hoay mất 2 năm, nhưng cuối cùng, vẫn không học được HSC. Sau này, gia đình đưa bé vào học trường quốc tế song ngữ 1 năm, rồi từ song ngữ chuyển qua quốc tế đơn ngữ (mà trường này cũng do mình recommend).
Cũng may là người mẹ đó luôn giữ mối quan hệ rất rất tốt với mình. Bạn ấy vẫn tiếp tục mong muốn được mình chia sẻ và tư vấn, và với điều kiện tài chính của gia đình, bé đó học đủ tốt ở một trường quốc tế đơn ngữ. Nhưng có lẽ con không còn thời gian để đầu tư học tốt các môn Lý Hoá Sinh bằng TA ngay từ đầu, như bé K nhà mình và các bạn nhỏ hiện nay. Bạn đó, giờ chọn theo các nhóm ngành Xã hội.
Đánh giá đúng đắn năng lực thật của con là điều vô cùng quan trọng để hoạch định mục tiêu và lên kế hoạch cho con. Ngoài tiền bạc, 2 thứ vô cùng quan trọng mà bạn cần tính toán, đó là: năng lực học tập của con và thời gian còn lại của con có đủ để chinh phục mục tiêu hay không.
Gần đây, có 1 PH cũng đang không đánh giá đúng về năng lực của con. Con bạn vốn sức khoẻ yếu, nên bé học cũng yếu, sức học chậm. Bạn nhỏ học khoa học tích hợp, bao gồm 3 môn Lý Hoá Sinh, thì dĩ nhiên là mỗi môn được dạy rất là cơ bản. Chưa hết, GV giảng dạy rất dở, rất chán, dù là GV nước ngoài, và học phí bạn trả cũng khá đắt.
Nhưng khi bạn đăng ký vào lớp Chemistry và Biology của mình, bạn cứ phân vân mãi. Bạn cho rằng con bạn đã học qua rồi, thì có nên học chung với các bạn mới hay không, và liệu có cần học lại kiến thức từ đầu không? Bạn muốn cho con vào học lớp Advanced, mình nghe mà giật mình. Vì:
- Con bạn học yếu, học chậm; nhưng các bạn nhỏ học lớp bác H thì phần lớn rất giỏi.
- Con chỉ học khoa học tích hợp, còn đây lớp mấy thầy dạy riêng từng môn chuyên sâu.
- Con bạn học với GV dở, dạy chán, dạy cho xong kiến thức trong sách. Còn các thầy bên mình toàn là tiến sĩ, thạc sĩ, nhà nghiên cứu khoa học, giảng bài rất sâu, và giảng mở rộng rất nhiều.
- Cuối cùng, sau khi hoàn thành iGCSE, thì mấy thầy mới dạy đến AP/ hoặc A-Level, đây chính là lớp Advanced, thì liệu con bạn có theo được lớp đó không?
Có 1 PH khác, con đang học thuộc loại yếu, của 1 trường song ngữ tầm trung. Ngoài Applied Math (toán ứng dụng - dễ ) và English, trường chỉ offer toàn các môn iGCSE mạng xã hội như Global Perspective, Business, Finance, Psychology… mà không hề dạy các môn quan trọng như Advanced Math (toán nâng cao), Physics, Chemistry, hay Biology gì cả. Nhưng bạn vẫn đặt ra những mục tiêu cao như: chuyển con qua học hệ IB, và nhắm đến mục tiêu học ngành Y Dược. Mình nghe cũng hết hồn luôn.
Không phải là không thể, nhưng bé đó đã học lớp 9 rồi. Con chỉ còn 1 năm lớp 10 để con chuẩn bị nền tảng vững chắc, để bước vào học hệ IB với những môn Toán, Hoá, Sinh hệ nâng cao (hệ IB yêu cầu những môn được chọn là môn chính thì phải học hệ nâng cao), thì làm sao em bé làm nổi.
Kế tiếp, bạn nên tìm hiểu về mặt bằng giáo dục tại nước mình. Cần tìm hiểu sự khác nhau của các hệ thống giáo dục: trường công, trường tư, trường song ngữ, trường quốc tế. Thấy được vấn đề bề mặt cũng chưa đủ, mà cần hiểu nguyên nhân tại sao. Khi bạn hiểu được nguyên nhân, bạn sẽ có giải pháp, chớ bạn không cần phải né tránh.
VD: khi bạn tìm hiểu về trường công, bạn sẽ thấy ưu điểm lớn nhất của nó là học phí quá rẻ; và khuyết điểm lớn nhất của nó là thái độ tiêu cực của giáo viên (nhưng không phải GV nào cũng tiêu cực, có những GV trường công vô cùng dễ thương). Khi bạn tìm hiểu sâu hơn về đời sống của GV, công việc và áp lực của họ, mình tin bạn sẽ thương quý thầy cô của con mình. Bạn sẽ không ở chiến tuyến đối đầu với các thầy cô nữa, mà bạn sẽ chọn ở bên cạnh họ, trân trọng họ, cảm ơn họ, chủ động đối xử tốt đẹp với họ, bằng cả tình cảm và lẫn vật chất, một cách thường xuyên, để bù đắp cho những vất vả nghề giáo và đồng lương khiêm tốn của họ.
Ở đây, có thể nhiều người không đồng tình việc mình tặng phong bì hàng tháng cho thầy cô, nhưng, mình nghĩ, có thực mới vực được đạo, thầy cô sống với mức lương quá ít ỏi là 1 sự thiệt thòi và bất công so với trách nhiệm và khối lượng CV của họ. Nếu mình đã được hưởng học phí quá thấp, mà kinh phí nhà nước lại không đủ để trả lương đủ tốt cho GV, thì mình chủ động chung tay góp phần nâng cao thu nhập cho thầy cô. Việc này, mình cho là hoàn toàn chính đáng. Ai có ít tặng ít, ai khá hơn thì tặng nhiều hơn, ai không có điều kiện vật chất thì tặng quà bằng tấm lòng (trái cây, bánh trái, quà quê…), ai không tặng thì kệ họ, mình làm tốt phần của mình. Miễn sao khi mình tặng quà, mình vẫn tặng với sự tri ân, thái độ luôn luôn tôn trọng thì thầy cô sẽ rất vui.
Đặc biệt là đừng bao giờ yêu cầu nâng điểm, mua điểm, mua thành tích hay ưu ái gì cho con mình cả. Ngược lại, hãy thuyết phục thầy cô đừng tạo áp lực điểm số cho con, không cần thành tích gì hết, cta không quan trọng điểm 10 đâu, dù 10 điểm vẫn vui, nhưng đó không phải là tất cả.
Con mình giỏi dở tự mình biết, tự mình lo. Muốn có thành tích thì mình tự cho con đi thi các cuộc thi độc lập trên toàn quốc. Cta chỉ cần thầy cô vui vẻ, nhẹ nhàng với em bé nhà mình là được rồi. Cta chỉ cần con mỗi ngày đi học là 1 ngày vui là được rồi.
Nếu bạn làm được như vậy, thì con bạn sẽ không bao giờ gặp phải vấn đề tiêu cực với thầy cô. Không có thầy cô nào lại đi thù ghét, bắt nạt 1 học sinh vừa học tốt, vừa ngoan, vừa có cha mẹ dễ thương, biết điều như bạn. Khi bạn làm được điều này, con bạn sẽ được học hành vui vẻ trong môi trường công, thầy cô rất quan tâm chu đáo, mà học phí + chi phí phát sinh vẫn rẻ hơn rất nhiều, so với trường tư/ quốc tế.
Bạn cũng cần tìm hiểu về các cơ hội học tập mà con bạn có thể tiếp cận ngoài học ở trường: học ở trung tâm nào ổn, học với tutor nào giỏi, môn nào cần học online live, môn nào có thể học theo tài khoản tự học, học các chương trình nào: Mỹ/ Úc/ Anh, học các giáo trình nào hay…
Hiện nay, cơ hội học tập mở ra rất nhiều. Nếu trước đây, chỉ có con nhà giàu mới có thể tiếp cận giáo trình quốc tế, học bằng TA 100%, thì nay, có rất nhiều các chương trình quốc tế chất lượng, với mức phí phù hợp cho đại đa số. Bạn cần có tư duy cởi mở, đón nhận cái hay, cái mới, đừng chỉ tin và bám vào những thứ quá truyền thống, quá xưa cũ.
VD: Nhiều người chỉ tin vào việc học offline, cho rằng học online không ăn thua. Nhưng, rõ ràng là, việc học online hiện nay vô cùng hiệu quả. Các bé học online đã xuất sắc học giỏi ngang bằng với các bạn bé học trường chuyên lớp chọn.
Có nhiều người lại chọn học 1-1 mới chịu, cho rằng học lớp 12 bạn là không ăn thua, nên họ thà chọn SV dạy 1-1 cho con họ, chớ họ không chọn lớp học có giáo trình chuẩn và GV bản xứ xịn. Họ không thấy rằng, các lớp học online được tổ chức bài bản, GV giỏi, giảng dạy chất lượng, mang lại hiệu quả vô cùng cao - khi so với học 1-1 với 1 bạn sinh viên còn non nớt.
Có nhiều người vốn chỉ quen dùng 1 vài app học TA, nay có app mới ra đời hay hơn, xịn hơn, tốt hơn nhiều, nhưng họ không sẵn sàng đón nhận cái mới. Họ không biết rằng họ đã để lỡ 1 nguồn tài nguyên học tập hiệu quả, chỉ vì sự bảo thủ của mình. Cho nên, con họ vất vả học với 1 cái app vô cùng chán ngắt, có bé học được, với sự kèm cặp khắt khe của PH; có bé rất chán, dẫn đến việc bỏ lơ học TA. Họ không biết là tự họ đã làm giảm động lực và cơ hội học tập của con mình.
Bạn cũng cần tìm hiểu về các hệ thống giáo dục các nước mà con bạn có thể tiếp cận: hệ Mỹ, Anh, Úc, Canada và hệ IB. Mỗi hệ thống giáo dục có đặc điểm riêng. Bạn cần hiểu về nó để chọn lựa đúng đắn, hoặc khôn ngoan.
Đơn cử, hệ thống giáo dục Mỹ là tự do, giao quyền cho nhà trường, nên bằng tốt nghiệp của Mỹ là do trường cấp. Cứ hễ học đủ tín chỉ của 4 năm highschool thì trường sẽ cấp bằng diploma. Mà trường Mỹ thì thượng vàng hạ cám. Trường xịn thì xịn đứng đầu thế giới, mà trường nhảm nhí thì cũng đầy. Vì bằng cấp diploma của Mỹ không được chuẩn hoá, nên xứ Mỹ mới đẻ ra kỳ thi đo lường năng lực chuẩn hoá SAT/ ACT. Và cũng vì thế, tại các trường quốc tế đơn ngữ ở SG, hệ Mỹ đã dần biến mất; tuy ở Hanoi, các trường quốc tế song ngữ dạy hệ Mỹ vẫn còn. Các trường quốc tế ở SG hiện nay chuyển sang hệ IB, còn lại là trường theo hệ Anh, hệ Úc và Canada. Có trường, ngay cả khi tên trường là Trường quốc tế Mỹ, nhưng vẫn triển khai dạy hệ IB từ tiểu học.
Hiểu để chọn học phối hợp sao cho hiệu quả. Như K nhà mình: lúc nhỏ, song song với việc học trường, thì mình cho K học kiến thức tổng quát theo hệ Mỹ nâng cao. Lớn lên học các môn khoa học chuyên sâu thì học iGCSE (của Anh). Học xong iGCSE thì sẽ quay lại học tiếp AP (hệ Mỹ).
Dĩ nhiên khi chọn lộ trình đó thì mình đã cân nhắc nhiều và chọn sự tối ưu. Còn tại sao như vậy, thì chỉ có những bạn PH cho con theo học lớp mình thì mới được mình giải thích cho hiểu tường tận.
Nếu bạn nào muốn hiểu, thì mình sẽ viết. Để phân tích về 4 hệ giáo dục này khá là dài. Hôm nào rảnh, mình viết riêng 1 bài về nó.
Bạn cũng nên tìm hiểu về cơ hội học tập bậc ĐH của con ở trong nước và thế giới. Nếu con không đi du học, thì bạn cần tìm hiểu những trường ĐH nào tốt ở VN mà bạn muốn con apply vào. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu thêm các trường quốc tế tại VN.
Với những ngành Kinh Tế, Kinh doanh, Thương Mại, hoặc Xã hội thì dễ rồi, học ở đâu cũng được (mình cho là vậy, vì học trường nào bạn cũng tốt nghiệp, nhưng ra đời làm được việc hay không, thành công trong công việc hay không, lại là 1 chuyện khác); nhưng với các ngành STEM thì ít có trường ĐH quốc tế nào dạy, ngoài trường ĐH Việt Đức.
Trường này được CHLB Đức tài trợ, với kinh phí khoảng 80 triệu đô, hiệu trưởng là người Đức, dạy hoàn toàn bằng TA, với các chương trình giảng dạy chất lượng. SV giỏi tốt nghiệp có thể đi tu nghiệp ở Đức vào năm cuối, và cũng có thể có cơ hội làm việc ở Đức sau đó. Trường Việt Đức toạ lạc ở Bình Dương, miền Nam.
Nếu bạn có điều kiện tốt thì dễ rồi, bạn có thể đi học ở Mỹ, Anh, Úc, Canada. Nhưng nếu kinh phí không quá dồi dào, bạn cần tìm hiểu thêm về cơ hội học tập miễn phí ở Châu Âu: Tây Âu (Đức, Pháp, Ý), hoặc cơ hội học và định cư ở Bắc Âu (Phần Lan, Na Uy…), hoặc các nước châu Á, ngoài Sing ra còn có Thái, Malay, Hongkong, Taiwan, Hàn Quốc, Nhật…
Hoặc nếu con bạn không thể học thêm 1 ngoại ngữ 2 rất khó như tiếng Đức, Pháp, Ý, Phần Lan, Hà Lan… thì con bạn có thể học bằng TA ở các nước Hà Lan, Ireland; hoặc tuỳ ngành mà vẫn có thể học bằng TA ở các nước Châu Âu, hoặc cơ hội học Thạc sĩ bằng TA ở nhiều nước trên thế giới.
Nếu bạn muốn con định cư ở các nước Châu Âu, tràn đầy nắng ấm như Tây Ban Nha, hoặc Bồ Đào Nha mát mẻ để làm bước đệm, rồi trở thành công dân Châu Âu. Rồi từ quyền lợi của 1 công dân Châu Âu, thì con bạn có thể sẽ được học miễn phí hoặc tìm việc làm tốt ở những nước nói tiếng Anh, với chất lượng học tập và cơ hội việc làm tuyệt vời như Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Ireland. Với mình, con đường này vui vẻ và phù hợp hơn là chịu sự lạnh giá khắc nghiệt của Phần Lan hay Latvia.
Bài này dài quá, mình tạm dừng ở đây. Bài sau vẫn là Phần 4, nhưng sẽ viết tiếp các bước còn lại.
Phạm Hương - Jun 14, 2024