Study smarter, not harder

Hình ảnh được vẽ theo prompt 2

Phương pháp học tập và nghiên cứu của sinh viên Tiến sĩ tại Đại học Cambridge có gì hay ho?

Mình giật tít cho rôm rả vậy để nhiều bạn đọc bài viết đầu tiên của năm 2022 ý mà * cười gian xảo, xoa tay*. Có kha khá các bạn hỏi mình là học ở Cambridge có khó không, có bị áp lực nhiều không. Thật ra ở bậc học hiện tại, gần như mình phải chủ động hoàn toàn lượng kiến thức được thu nạp và xử lí vào đầu. Vậy nên, chăm chỉ thôi là chưa đủ. Dưới đây là hai phương pháp mình đang và muốn áp dụng lâu dài để đạt được kết quả học tập và làm việc hiệu quả nhất. Bắt đầu thôi!

𝟭. 𝗦𝘂̛̉ 𝗱𝘂̣𝗻𝗴 𝗸𝘆̃ 𝘁𝗵𝘂𝗮̣̂𝘁 𝗙𝗲𝘆𝗻𝗺𝗮𝗻

Mình biết tới và sử dụng phương pháp này khi bắt đầu chương trình học Thạc sĩ tại Cambridge. Khi đó, mình quay trở lại trường học, sờ lại vào sách vở, bài giảng sau một thời gian đi làm nên cảm thấy khá ngợp trước khối lượng kiến thức ú ụ cần có cho một năm ngắn ngủi. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để ghi nhớ tối đa những gì mình đọc và học được???

Ta da, kỹ thuật Feynman (được đúc kết bởi nhà Nobel vật lí Richard Feynman (1918–1988)) giúp chúng ta đánh giá được mức độ hiểu và ghi nhớ những gì đã đọc/ học bằng cách chọn lọc, sắp xếp và diễn đạt thông tin ngôn ngữ của riêng bạn. Chỉ bao gồm 4 bước :

✅ Bước 1: Xác định chủ đề bạn muốn ghi nhớ

Sau khi bạn đọc một bài báo, một cuốn sách hay học một kiến thức mới, viết lại tiêu đề và vài câu tóm tắt ra một trang giấy. Thường thì mình không liệt kê ra các đề mục, mà mình lựa chọn một vài thông tin cụ thể. Đó có thể một câu nói/ chi tiết mà mình thích sau khi đọc xong cuốn sách, hoặc tên của một phương pháp nghiên cứu mới trong bài báo.

✅ Bước 2: Giải thích lại nội dung đó theo ngôn ngữ đơn giản

Có một câu nói của Albert Einstein mà mình rất thích đó là: “𝘐𝘧 𝘺𝘰𝘶 𝘤𝘢𝘯’𝘵 𝘦𝘹𝘱𝘭𝘢𝘪𝘯 𝘪𝘵 𝘴𝘪𝘮𝘱𝘭𝘺, 𝘺𝘰𝘶 𝘥𝘰𝘯’𝘵 𝘶𝘯𝘥𝘦𝘳𝘴𝘵𝘢𝘯𝘥 𝘪𝘵 𝘸𝘦𝘭𝘭 𝘦𝘯𝘰𝘶𝘨𝘩”. Đúng vậy, việc giải thích một ý tưởng cho một đứa trẻ hoặc một người không có cùng chuyên ngành đòi hỏi chúng ta phải hiểu rất rõ vấn đề để có thể đơn giản hoá các khái niệm.
Mình hay tự giới hạn 3-5 phút cho mỗi phần giải thích, tự mình nói cho mình nghe hoặc tự vẽ sơ đồ ra giấy để trả lời các câu hỏi “kiến thức này là gì, áp dụng như thế nào, trong trường hợp nào, tại sao?”. Còn với phim ảnh và sách thì mình hay kể với James hoặc các bạn cùng nhà.

✅ Bước 3: Xác định lỗ hổng kiến thức và tự củng cố

Cái này thì dễ nhận biết thôi, khi mình ngắc ngứ trong phần giải thích hoặc nhắc lại kiến thức; khi bạn bè đặt câu hỏi nhưng mình chưa có câu trả lời…
Lúc này sẽ cần nhâm nhi lại một phần cuốn sách hay bài báo một lần nữa, thậm chí tìm kiếm các kiến thức bổ sung.

✅ Bước 4: Hoàn thiện và biến phần kiến thức thành của mình

Lặp lại bước 3 thêm một vài lần cho tới khi mình giải thích được một chủ đề/ khái niệm một cách trơn chu theo ngôn ngữ đơn giản của chính mình.
“𝘛𝘦𝘢𝘤𝘩𝘪𝘯𝘨 𝘪𝘴 𝘭𝘦𝘢𝘳𝘯𝘪𝘯𝘨 𝘵𝘸𝘪𝘤𝘦”, chính vì một lần dạy là một lần được học lại, nên chúng ta sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn đó, chứ học thuộc lòng được một thời gian lại quên chỗ này chỗ kia.

Nhân tiện nói tới chuyện dạy học, mình được biết 𝗖𝗵𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 𝗡𝗵𝗮̀ 𝗴𝗶𝗮́𝗼 𝗱𝘂̣𝗰 𝘁𝗶𝗲̂𝗻 𝗽𝗵𝗼𝗻𝗴 𝗠𝘂̀𝗮 𝘁𝗵𝘂̛́ 𝟲 của Teach for Vietnam đang cần tuyển thêm giáo viên bộ môn Tiếng Anh và STEM. Các bạn quan tâm và muốn tham gia xây dựng một hệ sinh thái giáo dục bền vững tại Việt Nam thì nhanh tay ứng tuyển nha: https://teachforvietnam.org/thong-tin-chung/

𝟮. 𝗟𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝗸𝗶̃ 𝗻𝗮̆𝗻𝗴 𝗗𝗲𝗲𝗽 𝗪𝗼𝗿𝗸 (𝗱𝘂̛̣𝗮 𝘁𝗿𝗲̂𝗻 𝗰𝘂𝗼̂́𝗻 𝘀𝗮́𝗰𝗵 𝗰𝘂̉𝗮 𝗖𝗮𝗹 𝗡𝗲𝘄𝗽𝗼𝗿𝘁)

Mình đã có rất nhiều vấn đề về tâm lý trong năm 2021 và nhiều khi cảm thấy không thể tập trung làm một cái gì quá 30 phút. Tình trạng này kéo dài khiến hiệu quả học tập và làm việc của mình không cao dù cho có ngồi vào bàn cả chục tiếng mỗi ngày. Chán hết cả người. Vài tháng trở lại đây, mình đang dần định một hình thói quen mới và thấy tốt hơn hẳn:

𝘋𝘦𝘦𝘱 𝘞𝘰𝘳𝘬 (𝘭𝘢̀𝘮 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘴𝘢̂𝘶) 𝘭𝘢̀ 𝘵𝘳𝘢̣𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢́𝘪 𝘭𝘢̀𝘮 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̂𝘯 𝘯𝘨𝘩𝘪𝘦̣̂𝘱 đ𝘰̀𝘪 𝘩𝘰̉𝘪 𝘵𝘪𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘢̂̀𝘯 𝘵𝘢̣̂𝘱 𝘵𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘤𝘢𝘰 đ𝘰̣̂, 𝘩𝘢̣𝘯 𝘤𝘩𝘦̂́ 𝘵𝘰̂́𝘪 𝘴𝘶̛̣ 𝘱𝘩𝘢̂𝘯 𝘵𝘢̂𝘮 đ𝘦̂̉ 𝘬𝘩𝘢̉ 𝘯𝘢̆𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘢̣̂𝘯 𝘵𝘩𝘶̛́𝘤 đ𝘢̣𝘵 𝘵𝘰̛́𝘪 𝘤𝘶̛̣𝘤 𝘩𝘢̣𝘯. 𝘛𝘶̛̀ đ𝘰́, 𝘯𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘨𝘪𝘢́ 𝘵𝘳𝘪̣ 𝘴𝘢́𝘯𝘨 𝘵𝘢̣𝘰 𝘮𝘰̛́𝘪 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘩𝘪̀𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩, 𝘯𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘬𝘪̃ 𝘯𝘢̆𝘯𝘨 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘯𝘢̂𝘯𝘨 𝘤𝘢𝘰 𝘷𝘢̀ 𝘬𝘩𝘰́ 𝘣𝘪̣ 𝘴𝘢𝘰 𝘤𝘩𝘦́𝘱.

𝘚𝘩𝘢𝘭𝘭𝘰𝘸 𝘞𝘰𝘳𝘬 (𝘭𝘢̀𝘮 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘯𝘰̂𝘯𝘨) 𝘭𝘪𝘦̂𝘯 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘵𝘰̛́𝘪 𝘤𝘢́𝘤 𝘤𝘰̂𝘯𝘨 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘤𝘰́ 𝘵𝘪́𝘯𝘩 𝘭𝘢̣̆𝘱 đ𝘪 𝘭𝘢̣̆𝘱 𝘭𝘢̣𝘪, 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 đ𝘰̀𝘪 𝘩𝘰̉𝘪 𝘵𝘪́𝘯𝘩 𝘵𝘢̣̂𝘱 𝘵𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘤𝘢𝘰.

✅ Bước 1: Xác định mục đích của Deep Work

Với mình có thể là hoàn thành bản báo cáo 5000 từ, đọc và tổng kết một số bài báo chuyên ngành. Với các bạn có thể là ôn thi, đọc cho xong một cuốn sách đã vài tuần nay chỉ dừng ở trang số 4.

✅ Bước 2: Lên lịch cho những sự phiền nhiễu

Nghe thì có vẻ hâm nhỉ. Trước đây mình đã bằng cách khoá facebook, xoá các ứng dụng trong điện thoại, tắt thông báo tin nhắn, email cả tuần trời. Đồng ý là mình có thêm thời gian làm việc này việc kia, nhưng một phần tâm trí của mình vẫn khao khát được xem chúng và về lâu về dài thì cũng không ổn. Vậy nên, bây giờ mình lên lịch cho những điều phiền toái kia như một phần thưởng sau khi mình học tốt.

Ví dụ, mình viết ra một tờ giấy note “Được xem điện thoại sau 2 giờ nữa” để thoả hiệp với cái não của mình, chứ không cấm đoán điều nó muốn.

✅ Bước 3: Xây dựng nghi thức Deep Work

Bạn cần những gì nè: một góc học tập và làm việc gọn gàng, đủ ánh sáng, yên tĩnh (có thể bật nhạc nền du dương), một tách trà/ cafe/ nước (nhưng không đồ ăn vặt nha), cất tạm điện thoại sách truyện ra một góc xa xa.

Chọn ra khung giờ bạn tỉnh táo nhất để làm những việc quan trọng. Với mình là từ 4:00-6:00 chiều hoặc từ 9:00 tối tới 1:00 sáng. Chỗ này cũng liên quan tới Nguyên tắc 80/20 khi bạn dành 20% thời gian và công sức để đạt được 80% kết qủa.

Thông thường, chúng ta cần khoảng 20-30 phút để nhận thức đạt tới trạng thái dòng chảy, thực sự chú tâm làm một việc gì đó. Sau đó, hiệu suất 100% của Deep Work có thể kéo dài từ 1-4 tiếng tuỳ vào mức độ luyện tập của từng người. Từ đó, chúng ta có thể sắp xếp công việc với khung thời gian phù hợp.

✅ Bước 4: Chế độ tắt nguồn

Việc lên danh sách công việc cho từng ngày là rất quan trọng và hữu ích. Tuy nhiên, cũng có ngày này ngày khác, vì một lí do nào đó mà kế hoạch không thể hoàn thành. Có những hôm mình mệt lắm rồi nhưng không nỡ đi ngủ nên cứ vật vờ cố thức làm cho xong. Tới hôm sau thì thấy còn mệt hơn, chả tập trung làm được việc gì, thế là thành cái vòng luẩn quẩn.

Do đó, mình đang tập ưu tiên sức khoẻ bản thân hơn cả. Mình không kiểm tra email sau 11 giờ đêm nữa để tránh có thêm việc nảy sinh. Đọc một mẩu thông tin dăm ba lần mà không đọng lại chữ nào thì mình sẽ lên giường đi ngủ (trừ khi phải chạy deadline ha ha).

Chúc các bạn có một năm 2022 nhiều thành công và hạnh phúc nha 🌾

À quên, năm nay mình không làm Resolutions mà sử dụng Year Compass để nhìn lại năm cũ và đón chờ năm mới. Cái này là bố mẹ James chia sẻ với mình hôm Giáng sinh vừa rồi, mình thích quá nên cũng dùng luôn. Các bạn có thể tải template miễn phí ở đây: https://yearcompass.com/

Nguồn tham khảo: My ở cam 


Jul 08, 2024

3 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL Print Email