Có Nên Cho Con Tiếp Tục Học Chương Trình Mỹ Online Khi Con Lên Cấp 2 Ko?

Câu hỏi này là câu hỏi mà mình đã rất trăn trở khi con mình học hết lớp 5, kết thúc cấp 1 và vào học trường mới lớp 6, chính thức chuyển lên cấp 2.

Nếu như con học hành giỏi tất cả các môn, việc học tập ở trường Việt Nam và học tối chương trình Mỹ online đều tốt thì mình sẽ ko phải cân nhắc nát óc như vậy.

Vì con mình học cấp 1 ở một trường tư, việc học ở trường tư nhẹ nhàng, ko nhiều áp lực, con có thời gian vui chơi và về nhà con được học chương trình Mỹ online để phát triển tiếng Anh như một trẻ bản ngữ. Nhưng con mình thì cũng khá chậm chạp, bạn ấy ko phải là một bạn sinh ra đã tiếp thu nhanh hay học hành dễ dàng gì. Việc vừa chuyển cấp 1 lên cấp 2, lại thêm việc chuyển từ 1 trường tư phong cách học nhẹ nhàng, thể thao, hoạt động nhiều sang một trường công với lượng ghi chép bài vở lớn và nhiệm vụ học tập nhiều, thì việc học tiếp chương trình Mỹ online buổi tối thực sự là khó khăn.

Tuy nhiên, may mắn là lúc đó mình đã ko bỏ cuộc, mà cặm cụi tìm và thực hiện nhiều giải pháp khác nhau để duy trì việc học trường VN và học chương trình Mỹ online. Hiện chỉ còn 1 tháng nữa là con kết thúc những năm cuối cùng của năm học Trung học cơ sở để chuyển lên cấp Trung học phổ thông. Nhờ duy trì việc học chương trình Mỹ online và các tài liệu học chương trình Mỹ đi kèm nên dù chỉ học trường công, con vẫn đạt trình độ tiếng Anh như lộ trình mà gia đình đã đồng hành với con, IELTS 7,0 năm lớp 9 và là tiền đề để học lên mức 8,0 năm lớp 11. Hai con mình đều lựa chọn vào thẳng 1 trường tư nhờ kết quả 4 năm học sinh giỏi và IELTS 7,0. Do đó, mình cảm thấy rất may mắn, hồi con vào lớp 6, dù khó khăn nhưng mẹ con mình đã ko bỏ cuộc.

Vậy mình đã cùng đồng hành với con như thế nào ở những năm THCS?

Mình cùng con làm quen với môi trường học tập mới

- Mình liên hệ với giáo viên ngay đầu năm học để biết yêu cầu với từng môn học ở trường, nắm bắt được môn nào cần chú tâm hơn môn nào trong quá trình học.

- Mình cũng hiểu việc ghi chép bài vở sẽ là khó khăn với con nên mình cũng rèn luyện viết tắt, viết nhanh cho con trong hè lên lớp 6 để con có thể có tốc độ chép bài nhanh hơn, hướng dẫn con cách take note, vẽ sơ đồ, tìm các ý tương ứng trong sách để gạch ghi chú vào sách để việc ghi chép được nhanh

- Mình vào Ban phụ huynh, làm quen với các PHHS khác, nhất là các bạn học giỏi để có thể mượn sách vở và để con dễ dàng hỏi những thắc mắc với bạn.

Mình hướng dẫn con cách học hiệu quả trên THCS để tiết kiệm thời gian học CT VN

- Mình hướng dẫn con cách tìm kiếm kiến thức trên mạng và cách lựa chọn các kiến thức đúng trong sách để con tìm ra được cách làm bài tập về nhà nhanh hơn

- Đặc biệt mình hướng dẫn con học thuộc lòng phần ghi chú sau mỗi bài theo sơ đồ tư duy, nên thay vì 30p học được 1 đoạn ngắn, con đã rút xuống còn 5-10p cho 1 phần học ghi chú.

- Bài tập học đến đâu về nhà mình sẽ kiểm tra ngay để xem mức độ hiểu đến đâu để mình còn hỗ trợ giảng lại các học phần con chưa hiểu trên lớp

- Hướng dẫn con tự ôn tập bằng các làm quiz trắc nghiệm cho phần kiến thức đã học để con nhớ bài lâu hơn.

- Cố gắng ngày nào xong bài tập ngày đấy, ko để dồn bài thì con sẽ có nhiều thời gian hơn.

Mình hỗ trợ tâm lý cho con khi chuyển cấp

- Lúc nào mình cũng quan tâm và trao đổi “con yên tâm, mẹ luôn ở đây hỗ trợ cho con bất cứ khi nào, mẹ cũng ko ngại nếu chúng ta phải học chậm lại, học 2 lần năm lớp 6 cũng ko sao cả, miễn là chúng ta đồng hành cùng nhau.” Vì lúc nào mẹ cũng ở đó và sẵn sàng giúp nên bạn đã dần bớt đi nỗi sợ hãi với trường mới, lớp mới, chương trình học mới và phương pháp giảng dạy cũng mới hết.

- Với người bình thường học đã mệt, bạn ấy học lại càng mệt hơn. Nhiều hôm khóc nước mắt đầm đìa, có hôm lại cáu bẳn. Mình cũng cảm thông và chịu khó quan sát và đưa ra các giải pháp giải tỏa tâm lý cho bạn ấy. Nếu thấy thực sự con quá mệt thì mình bố trí cho con nghỉ ngơi, nếu thấy tâm lý con ức chế thì cho con đi chơi, đi mua đồ, nếu thấy con ko mệt mà mè nheo để ko học thì mình lại nghiêm khăc mắng, dọa cho một trận. Nhưng khẩu quyết của mình luôn là: “mẹ quan tâm nhất ko phải là kết quả, mà là sự nỗ lực. Con có thể chưa giỏi, ko sao cả, mẹ ko phiền lòng, con khó ở đâu chỉ cần nói với mẹ mẹ sẽ đồng hành, hỗ trợ, dạy con nhưng nếu con ko nỗ lực chỉ thích chơi thì mẹ sẽ xử lý rất nghiêm khắc”. Dần dần, bạn ấy đã nhận biết được mình phải nỗ lực, đó là điều bố mẹ mong chờ nhất.

- Đặc biệt, khi con có vấn đề ức chế ở lớp hay ở trường, mình chỉ đóng vai là một người lắng nghe: bạn ấy thích khóc thì cho khóc, bạn ấy buồn thì cùng bạn ấy xem clip hài, bạn ấy vui muốn chia sẻ thì mình nghe và hưởng ứng, bạn ấy cần lời khuyên để đối phó với bạn bè thì mình cho bạn ấy lời khuyên, nếu cảm thấy cần can thiệp mình sẽ can thiệp ngay.

- Hàng tuần thứ 7 và chủ nhật được nghỉ nhiều mình hướng dẫn bạn ấy các kỹ năng khác như làm việc nhà, nâu ăn, đưa bạn ấy đi ra ngoài để học đi lại, tìm hiểu phố xá và cuộc sống ngoài trường lớp. Các kỹ năng này bạn ấy học cũng rất chậm nhưng nhờ được rèn từ bé nên cũng gọi là tự lo cho bản thân được. Lớp 6 có thể tự nấu ăn khi mẹ vắng nhà – mấy món đơn giản, giặt gập quần áo bằng máy, khâu quần áo, đơm khuy, dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, đi chợ. Tự đạp xe đi học, Tự bắt xe grab hoặc taxi, xe ôm đi lại nếu học xa.

- Thi thoảng nhà mình lại đưa đi cắm trại và bạn ấy cũng nằm trong nhóm hướng đạo sinh nên bạn ấy hay đi cắm trại theo kiểu sinh tồn, ngủ ngoài lều, tự nấu ăn, tự dọn dẹp. Lớp 6 đã có thể tự đi với các leader mà ko cần bố mẹ đi cùng. Leader cũng khen là kỹ năng của bạn ấy rất tốt, đồ mang đi cắm trại ngần nào là mang về ngần đó, ko hề mất cái gì.

- Về dạy con xử lý cảm xúc và dậy thì, mình đã dạy bạn ấy :

o Nhận diện được cảm xúc. VÌ năng lực nhận diện và đọc cảm xúc của chính mình và trên người khác tốt nên mình nhận ra cảm xúc của con rất tốt, lúc đó mình gọi tên giúp con cảm xúc của con: có phải con đang tức giận ko? Có phải con đang sợ gì đó ko? Có phải con đang lo lắng ko? Có phải con đang buồn ko? Cứ thế mình giúp con dần biết định hình nhữn cảm xúc của bản thân.

o Tạo điều kiện cho tâm lắng, cảm xúc qua đi. Mình cũng dặn con và cả giáo viên của con là khi nào con bùng nổ cảm xúc hãy cho con ra ngoài. Hãy hỏi con là: “mẹ dặn cô là khi con khó chịu thì cho con ra ngoài, con có cần ra ngoài ko”. Nếu con đồng ý thì cô cho con ra, nếu ko thì cô dặn con yên tĩnh ngồi trong lớp. Dần dần bạn ấy biết cách hít thở, ngồi tĩnh tâm để hết cảm xúc tiêu cực.

o Mỗi ngày mình cùng bạn ấy nói về những điều vui, tích cực trong cuộc sống để bạn ấy học cách sống lạc quan, nhìn cái gì cũng ra điều tốt của cuộc sống này.

o HỌc cách đối mặt với thực tế: Mình cũng ko phải là kiểu người lạc quan tếu, bên cạnh việc nhìn nhận những điều tốt đẹp, điểm gì chưa tốt mình cũng đều nói rõ với bạn ấy. Vì dụ: Sóc là chú bé tình cảm, lịch sự, gọn gàng ko vứt rác bừa bãi, thích giúp mọi người, ko làm ai bị thương bao giờ. Nhưng con học tiếng Việt, nhất là viết văn chưa tốt, thiếu logic, con cũng hay làm mọi việc rất chậm chạp. Nhiều khi con hay khóc, khi con khóc có lúc mẹ ko bị làm sao, nhưng có lúc làm mẹ thấy khó chịu. Dần dần bạn ấy biết bạn ấy tốt ở đâu, kém ở đâu và cần cải thiện cái gì. Bạn ấy nhận định về bản thân rất rõ ràng.

o Giao tiền tiêu vặt cho bạn ấy học cách chi tiêu. Nhưng lại là bạn ấy chỉ tích tiền ở đấy và gần như ko dùng đến tiền. Đôi khi mình cần mình còn vay bạn ấy và trả lãi để bạn ấy học về tiền + lãi và cách sinh lời.

Đôi điều chia sẻ tới các PHHS đang có con Semi- homeschool và con đang vào độ tuổi chuyển cấp, để mong các PHHS hãy lạc quan hơn, chịu khó học tập, tìm hiểu giải pháp hơn và thay đổi bản thân để tìm ra được giải pháp tốt nhất cho con, giúp con phát triển tốt nhất và đạt kết quả cao khi học 2 chương trình Việt Nam và Mỹ online.

Texvn thu thập từ từ nguồn tham khảo: Lien Eth Nguyen

 


Jun 17, 2024

7 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL