Lớp Tiếng Anh Học Thuật Có Gì Khác Biệt?

Hỏi: Chương trình TA Học thuật của HTGT khác với các lớp TA thông thường như thế nào?

Đáp:

1. Lớp TA thông thường dạy TA như 1 ngoại ngữ (foreign language).

Lớp TA Học Thuật HTGT dạy TA như ngôn ngữ thứ 2 (second language).

2. Lớp TA thông thường chú trọng luyện kỹ năng.

Lớp TA Học Thuật HTGT vừa dạy kỹ năng vừa bổ sung thêm kiến thức, từ kiến thức khoa học thường thức, đến kiến thức xã hội tổng quát, có cả văn chương và báo chí thời sự.

Hiểu nôm na, kỹ năng như phần ngọn, mà kiến thức là phần nền. Nếu chỉ chăm chăm vào luyện kỹ năng, mà kiến thức mỏng quá, thì nội dung nói lẫn viết đều nông cạn. Trẻ vừa không có từ vựng để nói, mà cũng không có ý tưởng để viết. Lúc này, đa phần trẻ được hướng dẫn nói và viết theo văn mẫu. Kể cả khi thi ielts, thì phần lớn đều được luyện nói và viết theo format của ielts. Nhưng thực tế, cách học này chỉ giúp trẻ có kết quả tốt khi đi thi, nhưng ra đời thực, không ai nói và viết theo kiểu văn mẫu như vậy.

Lấy ví dụ về việc học kỹ năng: giả sử cta đi học nấu ăn. Nấu ăn là 1 kỹ năng. Nếu cta cứ chăm chăm vào các kỹ thuật nấu nướng, công thức món này món nọ; nhưng cta không có đủ nguyên liệu, hoặc nguyên liệu nghèo nàn, kém chất lượng, thì mãi mãi ta không có được 1 món ăn ngon lành, bổ dưỡng đâu.

Học hành cũng tương tự như vậy đó.

3. Lớp TA bình thường dạy Grammar kiểu công thức.

Các nguyên tắc văn phạm, trẻ thường phải học thuộc lòng, làm bài tập chọn abcd thật nhiều để nhớ, rồi ráp công thức Grammar vào văn nói lẫn văn viết.

Lớp TA Học Thuật HTGT dạy Grammar theo phương pháp của người bản xứ, dùng giáo trình của người bản xứ, thẩm thấu tự nhiên, để sử dụng tự nhiên trong văn nói và viết.

Nội dung Grammar của các lớp TA truyền thống luôn khó, nâng cao, phức tạp. Vì vậy, trẻ càng phải học luyện, học nhồi, học nặng. Nhưng chỉ học theo dạng thụ động, cố mà nhớ mà làm bài tập chọn abcd cho chính xác, nhưng trẻ lại ít chủ động sử dụng tương đương trong văn nói và viết.

Hoặc nói 1 cách khác, tuy trẻ học Grammar có mức độ khó 10, nhưng ở đầu ra, trẻ chỉ có thể sử dụng tốt 2 – 3 phần trong văn nói và viết. Đó là do:

- Học nhiều Grammar quá, mà lại ít sử dụng => không nhớ.

- Học các đề mục Grammar khó quá, nhưng thực tế hiếm gặp => không dùng, không nhớ.

Vì vậy, trẻ phải dành nhiều thời gian để học Grammar và làm bài tập. Ngày nào còn học thêm Grammar thì còn có điểm tốt, ngày nào ngưng học, thì điểm sẽ tụt dốc. Cách học này buộc trẻ bỏ ra lượng thời gian lớn để học Grammar/ tuần, và học từ năm này qua năm khác. Học Grammar từ lớp 1 thẳng đến lớp 12.

Quan trọng nhất, kết quả của việc học Grammar theo kiểu cũ, chỉ để đạt điểm tốt trong bài test Grammar. Nhưng trong văn nói và văn viết, con vẫn sử dụng Grammar ở mức độ rất cơ bản, hoặc vẫn còn nhiều lỗi sai Grammar.

Điều này không khó hiểu, là bởi, học kiểu thụ động thì dễ, nhưng học để sử dụng chủ động mới khó. Từ kiến thức thụ động chuyển thành kiến thức chủ động là 1 khoảng cách khá xa, cần có đủ thời gian để trẻ thẩm thấu và ứng dụng từ từ ở đầu ra, trong nói và viết.

Ngược lại, cách học Grammar của người bản xứ rất là nhẹ nhàng. Họ dạy Grammar vừa đủ với trình độ và độ tuổi của trẻ. Học Grammar chỉ 5 phần, nhưng ứng dụng đủ 4-5 phần. Học đến đâu, khuyến khích con dùng đến đó.

Điều này không làm phí phạm thời gian và công sức của trẻ. Bởi học 5 mà sử dụng 5, thì tốt hơn nhiều học 10 mà chỉ sử dụng 2.

Cách học này khác với dân mình ở chổ:

- Ở Mỹ, người ta cố gắng biến những thứ kiến thức hàn lâm, phức tạp, khó hiểu trở nên đơn giản, dễ hiểu, để hs có thể dễ dàng hiểu thấu bản chất của vấn đề. Từ đó, trẻ không cần phải học thuộc lòng 1 cách máy móc. Và vì nội dung kiến thức được không quá khó, nên trẻ dễ ứng dụng, dễ dàng sử dụng 1 cách chủ động.

Cứ thế, trẻ thấm nhuần từng chút một, 1 cách tự nhiên, mà không cần phải giải thích tại sao. Chỉ biết là phải vậy thì mới đúng. Như một phản xạ tự nhiên vậy.

- Ở ta, người ta tranh nhau dạy vừa nhiều vừa khó, cứ nhồi vào đầu trẻ những công thức Grammar phức tạp hơn nhiều so với độ tuổi và kiến thức của con. Vì vậy, trẻ cố gắng luyện bài tập abcd để nhớ, chớ không thật sự hiểu thấu đáo và thẩm thấu tự nhiên. Vì đề mục Grammar quá khó, nên con chỉ học thụ động, chớ con không thể áp dụng chúng trong văn nói và viết.

Nói thêm là, các giáo trình dạy Grammar HTGT tư vấn giới thiệu đều là giáo trình của người bản xứ, cho cả lớp TA Học Thuật và các lớp HSC, lớp Talent. Là vì mình muốn tụi nhỏ học Grammar theo kiểu thẩm thấu tự nhiên.

Nhưng, có 1 sự mâu thuẫn thú vị là: các bạn HS học trường quốc tế, hoặc các bé đang ở Sing, New Zealand, Úc, Mỹ, Canada thì rất thích, PH rất khen, và cho rằng cách dạy và học Grammar kiểu này rất sâu, họ đánh giá cao.

Ngược lại, các bạn hs trường công, trước giờ chỉ học TA ở trung tâm, hoặc học thêm với GV người Việt, thì chê “dạy Grammar dễ quá”, muốn đổi lớp cho con.

Nói ngắn gọn, những bạn nhỏ đang sử dụng TA lưu loát, tự nhiên như người bản xứ thì khen. Mà những bạn nhỏ đang cần cải thiện về Nói lẫn Viết thì chê.

Mà điều đáng nói là, lớp TA Học Thuật đâu chỉ dạy Grammar only. Mục tiêu lớp TA Học Thuật là toàn diện: vừa học kỹ năng, vừa bổ sung kiến thức. Grammar chỉ là 1 phần trong rất nhiều phần học thuật.

Có vài PH tự tin đến nỗi, mình không muốn advice gì thêm, bạn muốn đổi, mình sẽ bảo Admin hỗ trợ để bạn học lớp cao hơn (dù mình biết đứa trẻ đó sẽ chỉ học được phần ngọn – nhưng đó là lựa chọn của PH). Với những bạn PH chịu lắng nghe, cầu thị, thì mình có khuyên can.

- Con học Grammar thấy dễ, vì con học qua rồi. Nhưng trong bài viết của con, con còn sai lỗi Grammar không? Dạ vẫn còn.

- Con đã học nhiều kiến thức Grammar cao, phức tạp rồi. Vậy trong bài viết của con, con có sử dụng các cấu trúc Grammar khó đó một cách chính xác, thuần thục và tự nhiên chưa? Dạ chưa.

- Nếu như bài viết của con hiện tại vẫn đang còn lỗi Grammar nhiều, hoặc đang sử dụng Grammar rất là cơ bản. Vậy con có nghĩ là khi mình học vượt lên lớp cao hơn, thì mình có thể viết tốt hơn chăng?

- Điều gì làm cho con nghĩ rằng, với kiến thức Grammar mà con chê là dễ quá này, nhưng con vẫn chưa thể hiện tốt trong văn nói và viết, thì làm sao khi nâng lên lớp khó hơn, thì con có thể viết tốt hơn?

Cta nên làm thật tốt ở những điều nhỏ nhất, đơn giản nhất. Khi đã thuần thục, cta mới nên tăng dần mức độ khó. Chớ có làm ngược lại nha con.

Các PH và các con nên suy nghĩ thêm:

- Học Grammar khó, phức tạp, để làm bài tập abcd thì chỉ giúp con có điểm 10. Nhưng học càng khó, thì mức độ hiểu càng mỏng, vì trẻ con quá nhỏ không thể tiêu hoá kịp những công thức Grammar phức tạp. Thêm nữa, học mà không sử dụng thì trước sau gì cũng sẽ quên, rồi phải học đi học lại. Cứ thế, thời gian dành cho việc học Grammar quá nhiều, nhưng đầu ra không tương xứng với sự đầu tư thời gian, công sức.

- Học Grammar để sử dụng vào trong văn nói và viết, thì nên học từ những điều cơ bản bản nhất, mức độ khó tăng dần vừa đủ theo trình của con. Vừa học vừa chủ động sử dụng. Cứ thế, trẻ sẽ thẩm thấu tự nhiên, văn phong viết lách ngày càng tăng trình theo thời gian.

Câu chuyện Grammar là 1 câu chuyện dài, mà hệ thống giáo dục của ta hiện đang dạy một cách thừa thãi và kém hiệu quả. Các bài thi đầu vào của hệ chuyên Anh, của lớp chọn, của trường CLC… đều ra những câu hỏi Grammar phức tạp. Vì thế, cả xã hội chạy theo cái tiêu chuẩn đó.

Khi nào, các trường chuyên, CLC và trường công tổ chức thi TA cho các con tiệm cận với chương trình quốc tế, test đủ 4 kỹ năng và lồng phần English Usage (tức là Grammar) vào Reading, thì lúc đó, cách dạy và học mới thay đổi được.

4. Các lớp TA thông thường học để đi thi.

Lớp TA Học thuật chú trọng học để lĩnh hội sâu sắc.

Một điều khá phổ biến mà mình thấy PH thường nhận định chưa chính xác. Rất nhiều bạn cho rằng con đang ở level B1, B2. Có bạn có bé đang học lớp 4, nhưng cho rằng con đang ở level C1, và muốn đăng ký học lớp FCE.

(Dĩ nhiên mình không nhận, vì mình nghĩ hoài cũng không hiểu, với tư duy của trẻ lớp 4, thì làm sao con thẩm thấu kiến thức của lớp FCE – mà học viên của lớp FCE hiện có người đang là GV của trường quốc tế SSIS, có người đang là SV Sư phạm Anh, SV Ngôn ngữ Anh?

Mình rất chân thành khuyên PH đó, thay vì cho bé học vượt lên nữa, thì nên ngưng lại, cho con học sâu hơn, mở rộng lĩnh vực kiến thức ra, bồi đắp cho thêm phong phú – với điều kiện các kiến thức đó đều phù hợp với lứa tuổi của con, hoặc có thể khó hơn khoảng 2 năm là vừa đẹp. Có lẽ PH đó không vui, nhưng thú thật mình không thể nào nhận 1 bạn nhỏ lớp 4 vào học lớp FCE được).

Thầy Andy cũng ghi nhận hiện tượng phổ biến này. Các PH khi gởi con cho thầy đều tự nhận xét trình độ con khá cao. Nhưng thực tế bài viết của các con không hề tương xứng.

Khi mình và thầy hỏi tại sao em cho là con đang có trình độ đó, thì họ trả lời rằng, vì con đang học sách đó, mà sách đó là level B2/ C1.

Thật ra, bạn HỌC cái gì rất khác với việc bạn thực sự LĨNH HỘI được cái gì. Trẻ đang học sách TA level C1 thì không đồng nghĩa là trẻ có khả năng TA tương đương C1.

Thậm chí, khi trẻ thi cc TA, mà đạt được level C1, nhưng do ôn luyện, thì cũng không đồng nghĩa khả năng sử dụng ngôn ngữ TA của trẻ thực sự đúng là C1.

Trẻ thực sự LĨNH HỘI được kiến thức là khi trẻ LÀM CHỦ được kiến thức, 1 cách thuần thục, nhẹ nhàng, tự nhiên và thoải mái trong mọi tình huống.

Vậy nha các bạn.

 


Pham Hương - Nov 15, 2024

2 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL Print Email