Chia sẻ của cô Phạm Nha Trang về hành trình của con cô- Phần 2

PHẦN 2: HOMESCHOOL

1. Chọn chương trình

Ở Việt Nam, chúng ta có thể tiếp cận dễ dàng 3 chương trình học: của Mỹ, của UK (Cambridge) và của Singapore. Sau khi nghiên cứu qua cả 3, mình quyết định chọn chương trình Mỹ. Lý do:

- Tính thực tiễn, thậm chí là thực dụng cao hơn

- Xây dựng khả năng tư duy và sáng tạo tốt hơn

- Sách vở trình bày đẹp và thu hút hơn

- Nhiều lựa chọn hơn, nhiều hỗ trợ hơn.

Về Math, mình chưa tìm được sách nâng cao của Mỹ, trong khi sách Sing thì lại sẵn, và hiện được đánh giá rất cao. Sing cũng là đất nước xếp hạng rất cao về môn Toán, nên có thể bổ sung sách Sing môn Toán vào những lúc có thời gian.

Semi-homeschool là bước đầu để tiếp cận 1 nền giáo dục tiên tiến, nên mình rất coi trọng tính chính thống và hệ thống của các chương trình. Đó là lý do mình cố gắng hết sức bám theo chuẩn CCSS và sau này là NGSS của Mỹ,.

2. Chọn grade

Sau 11 tháng học tiếng Anh, mình cho con pretest tất cả 4 môn, và Acellus xếp con vào grade 3, một điều khiến mình khá ngạc nhiên. Nếu học được đúng grade 3 thì đúng với lớp con đang học ở trường.

Tuy nhiên, mình vẫn chọn grade 1. Phần vì mình chưa tin tưởng ở khả năng tiếng Anh của con đủ để tự nghe giảng và hiểu đúng các khái niệm, cũng như thực hiện được hết các tasks ở grade 3. Phần nữa vì có khá nhiều kiến thức con chưa được học trong chương trình Việt, nên mình muốn con nắm được hệ thống kiến thức một cách tuần tự.

Riêng môn toán thì có chút rắc rối. Mình cho con học lại sách toán Grade 2, và con tỏ ra chán nản, vì 3/4 kiến thức đó con đã học bằng tiếng Việt. Vì vậy, sau 1/3 quyển sách toán 2, mình quyết định cho con học toán từ lớp 3, tương đương ở trường. 1 số kiến thức Việt Nam ko dạy sớm, ví dụ như fraction (phân số), thì mình mới lục lại sách toán lớp 2 để dạy lại.

3. Chọn môn:

Mình bỏ môn Social Studies, vì thời gian không cho phép ôm đồm. Ngoài ra, còn vì social studies của Mỹ có quá nhiều kiến thức lịch sử và địa lý Mỹ, trong khi mình cần con thông thạo lịch sử và địa lý Việt. Các kiến thức khác như về politics hay business thì mình bổ sung bằng sách. Tức là con mình chỉ học Language Arts, Math và Science thôi.

4. Chọn sách và công cụ:

Mình dùng sách giáo khoa của Mỹ như Macmillan/Mcgraw-hill và Scott Foresman để làm hoạt động chính, Acellus với vai trò giảng bài. Sách của Mỹ có mô tả hoạt động rất rõ ràng, nên mình không quá mất nhiều thời gian soạn bài để dạy con; sách có hệ thống bài tập, nên tóm lại, con có thể hiểu kiến thức bằng tất cả mọi phương diện: nghe, nhìn, khám phá, đào sâu suy nghĩ, viết và nói.

Riêng môn toán, con được học nhiều ở trường rồi, nên mình sử dụng sách Math của bang California để bổ sung phần thiếu trong môn toán Việt: ứng dụng toán học vào đời sống.

Tuy vậy, mình cũng không khuyên các bạn phải dùng textbook (Khi nào có thời gian mình sẽ viết hướng dẫn cụ thể cách sử dụng textbook sau). Lý do đầu tiên là khó kiếm được sách teacher, mà có kiếm được sách teacher thì rất nhiều cha mẹ cũng đọc không nổi, có thể vì thời gian không có (sách Teacher thường có độ dài gấp 3~5 lần textbook, đọc nhiều lúc cũng hết hơi), khả năng tiếng Anh không đủ, hoặc cần có năng lực sư phạm ở mức độ nào đó mới hiểu được. Thêm nữa, sách teacher rất ít đưa ra key, phần lớn các tasks đều ở dạng mở, cần học sinh tự viết theo ý hiểu của mình. Sách sẽ chỉ đưa ra hướng dẫn cho giáo viên đánh giá thôi. Vì thế, các bạn có thể dùng Acellus kết hợp Khan Kids, bổ sung thêm 1 số sách về khoa học, hoặc Encyclopedia giúp con tra cứu mở rộng, và dùng thêm IXL để làm bài tập.

(Còn tiếp….)

(Còn tiếp….)

Texvn tham khảo từ nguồn: cô Phạm Nha Trang
 
Texvn tham khảo từ nguồn: cô Phạm Nha Trang 
 


Jul 03, 2024

8 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL Print Email