6 Nguyên Lý Học Nhanh- Hiệu Quả Dựa Trên Nghiên Cứu Hệ Thống Thần Kinh Não Bộ

 

Bố mẹ cùng em tìm hiểu về 6 nguyên lý học nhanh - học hiệu quả theo nghiên cứu của tiến sĩ Lila Landowski nhé ạ!

Tiến sĩ Lila Landowski là một nhà khoa học thần kinh và giảng viên từng đoạt nhiều giải thưởng, chuyên cung cấp kiến thức về cách hoạt động của bộ não, nhằm giúp chúng ta đưa ra sự lựa chọn tốt hơn và phù hợp hơn cho cuộc sống.

Dưới đây là bài diễn thuyết của tiến sĩ mà bố mẹ có thể đúc kết kinh nghiệm cho hành trình học tập của con ạ

Tiến sĩ Lila Landowski nghiên cứu về thần kinh não bộ và các dây thần kinh tác động như thế nào đến cơ thể và đầu óc, qua đó chỉ ra 6 yếu tố quan trọng giúp con học nhanh hơn bao gồm: Attention, Alertness, Sleep, Repetition, Breaks, and Mistakes.

1. Attention- Sự Chú Ý

Để học, các con cần sự chú ý. Chú ý, chú tâm là một nhiệm vụ chức năng rất quan trọng trong quá trình học. Thử 1 ví dụ nhỏ, khi được yêu cầu nhắm mắt lại và cảm nhận sự tiếp xúc giữa bàn chân và sàn nhà, chúng ta đột nhiên cảm được kết cấu của tất, hay sự ma sát của da ngón chân với sàn, hoặc đôi giày có thể hơi rộng, v.v. Và những điều này chúng ta không để ý đến trước khi đọc phần ví dụ..

Điều này có nghĩ là, con người có khả năng lựa chọn mức độ chú ý dành cho điều gì đó. Theo nghiên cứu, khi chúng ta hoàn toàn tập trung vào một nhiệm vụ, sẽ dẫn đến hả năng ghi nhớ thông tin đó trong thời gian dài.

Thật ra Elon Musk nói về tác hại của Tiktok cũng có 1 phần đúng. Lượng thông tin được truyền đạt trong video Tiktok ngắn có thể gây thâm hụt sự tập trung chú ý về lâu dài của các bạn trẻ. Để cải thiện mức độ tập trung chú ý của con, tiến sĩ Lila khuyến khích con thiền hoặc tập thể dục. Tâp thể dục thường xuyên có khả năng làm tăng kích thước phần não liên quan đến học tập và trí nhớ, thúc đẩy tế bào não mới, cải thiện khả năng nhận thức và khả năng suy nghĩ.

2. Alertness - Sự Tỉnh Táo

Không chỉ các con, người lớn chúng ta cũng khó mà học một điều gì mới khi không ở trạng thái tỉnh táo nhất.

Giữ trạng thái tỉnh táo và năng suất nhất có thể giúp con ghi nhớ bài học nhanh và lâu dài. Bố mẹ hãy khuyến khích con thực hiện một số kỹ thuật và bài tập thở, như Wim Hof chẳng hạn (bố mẹ có thể tìm đọc trên Internet hoặc em sẽ chia sẻ sâu hơn trong những bài viết sau ạ); hoặc tắm trước khi học, đọc sách; hoặc tập thể dục nhẹ để khởi động cơ quan trí não, v.v.

Một điều quan trọng khác trong việc giữ bộ não tỉnh táo, đó chính là không để bản thân bị áp lực và căng thẳng kéo dài. Căng thẳng có tác dụng riêng của nó trong việc thúc đẩy động lực và hiệu suất. Tuy vậy, căng thẳng mãn tính hoặc căng thẳng trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ trầm cảm, sẽ gây ra các vấn đề về học tập và suy giảm trí nhớ. Vì vậy, bố mẹ có thể để ý hơn đến vấn đề sức khỏe tinh thần của con nhé ạ.

3. Sleep - Giấc Ngủ

Mối tương quan giữa giấc ngủ, sự tỉnh táo và mức độ tập trung rất khắng khít. Giấc ngủ thực sự quan trọng cho việc học, phục vụ một loạt các chức năng quan trọng như: thiết lập lại khả năng kiểm soát cảm xúc và thải độc cho não bộ, củng cố trí nhớ, chuyển đổi ký ức ngắn hạn thành ký ức dài hạn.

Hippocampus hay còn được gọi là hồi hải mã, là một phần của bộ não, với nhiệm vụ chính là lưu giữ ký ức và định hình nhận thức của con người. Trong 1 ngày, con học hoặc làm gì, hồi hải mã sẽ lưu trữ như 1 quyển nhật ký, và có thể truy xuất lại thông tin đó ngắn hạn. Và khi con ngủ, tất cả những ký ức ngắn hạn đó sẽ được chuyển đến các phần khác của não và biến thành ký ức dài hạn. Vì vậy, nếu không ngủ, chúng ta không thể biến ký ức ngắn hạn thành ký ức dài hạn. Đó là lý do tại sao giấc ngủ lại quan trọng đối với việc học tập của các con như vậy.

4. Repettion - Sự Lặp Lại

Sự lặp đi lặp lại thực chất là chìa khóa của việc học tập hiệu quả.

Trạng thái lặp đi lặp lại kiến thức cần học cho phép con củng cố ‘mức độ dẻo dai’ của hệ thống thần kinh. Việc liên tục dung nạp kiến thức mới mà không có sự ôn tập tới lui, sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng não (axit béo, protein, v.v.) để tạo ra những kết nối thần kinh hoàn toàn mới. Não bộ chúng ta sẽ không muốn đầu tư toàn bộ năng lượng vào việc tạo ra các kết nối mới mà chỉ diễn ra 1-2 lần. Đây cũng chính là lý do vì sao con hết cạn năng lượng nhồi nhét mà lại không thể ghi nhớ kiến thức tối ưu được. Vì vậy, sự lặp lại rất quan trọng trong việc học.

Các con có thể tìm hiểu thêm về kỹ thuật học giãn cách mà cô chuyên viên tư vấn giáo dục Ann Ho đã đăng tải trước đó, để hiểu hơn về kỹ thuật ôn tập lặp lại kiến thức giúp học nhanh - nhớ lâu nhé.

5. Breaks- Giải Lao

Có 2 nguyên nhân lý giải vì sao nghỉ giải lao có tác dụng to lớn cho việc học, theo cơ chế thần kinh học, gồm: cho phép não bộ phát lại thông tin đã được dung nạp, và thông tin mới sẽ được não bộ mã hóa không ổn định.

Về việc cho phép não bộ ‘replay’ thông tin đã dung nạp. Nếu con có khoảng thời gian nghỉ ngơi yên tĩnh trong 10 phút (không chơi điện thoại), não bộ như một máy ghi hình và ghi âm sẽ có thời gian xử lý đoạn thông tin đó, và vì thế phục vụ cho quá trình học cách quãng được hiệu quả hơn trong lần sau.

Về thông tin mã hóa không ổn định, như 1 bản recording vậy, lượng thông tin của chúng ta cần được xử lý trước khi dung nạp thông tin mới. Nếu như các con học điều gì khác ngay sau đó trong lúc não đang xử lý, sẽ dẫn đến xung đột mã hóa thông tin mới và cũ, dẫn đến lượng thông tin mới bị trạng thái ‘pending’. Vì vậy, bố mẹ nên khuyến khích con nghỉ ngơi từ 10-20 phút để bộ não kịp thời tiêu hóa kiến thức cũ và sẵn sàng dung nạp kiến thức mới nhé!

6. Mistakes - Lỗi Sai 

Bố mẹ và con cũng hãy để tâm đến tầm quan trọng của việc chấp nhận “lỗi sai” hơn là chỉ trích bản thân mình quá khắt khe. Theo tiến sĩ Lila giải thích, những sai lầm sẽ kích hoạt phản ứng của não giúp tăng cường sự chú ý và tạo nên mức độ dẻo dai cho hệ thống thần kinh.

Khi mắc lỗi, chúng ta sinh ra cảm giác lo sợ, và chính sự căng thẳng nhỏ này có mục đích thực sự quan trọng. Khi con mắc lỗi, con lo âu, chính là lúc con đang giải phóng các chất điều hòa thần kinh như acetylcholine, và vì thế tăng cường hoạt động mạng lưới tập trung của mình. Về cơ bản, bộ não sẽ phát tín hiệu rằng, con đang phạm sai lầm, con cần thay đổi, làm tốt hơn và trở nên hiệu quả hơn; và trong quá trình này, bộ não có cơ chế gia tăng sự dẻo dai của hệ thống thần kinh. Vì vậy, bất cứ điều gì xảy ra tiếp theo, bất cứ mức độ cải thiện nào con nhận thức mình cần thay đổi tốt hơn, bộ não của con đã sẵn sàng tiếp nhận.

Vì thế, tiến sĩ cũng khuyến khích người học thử thách bản thân trong nhiều khía cạnh và đừng sợ việc mắc lỗi. Hãy coi sai lầm là cơ hội để học hỏi, chiêm nghiệm lại tốt hơn và phát triển.

Thông qua 6 đặc điểm học hiệu quả phía trên, bố mẹ có thể dễ dàng nhận ra rằng, đôi khi học tần suất dày đặc với một áp lực quá lớn hay thời gian biểu chưa hợp lý; sẽ mang tác động tiêu cực đến quá trình học của con..

Vì thế, phụ huynh của trường em thường rất hài lòng khi các con có thời lượng học ngắn mà hiệu quả chỉ trong 30 phút, đủ để con không mất kiên nhẫn - và đủ để con tập trung với phương pháp dạy chuyên môn cao thu hút học sinh. Các con cũng được học trong môi trường thoải mái, không áp lực bạn bè đồng trang lứa để có thể học hiệu quả nhất, bởi đây là loại áp lực khá khó đối diện với các con, dễ làm con nản chí.

Ở trường, chúng em không so sánh học sinh với nhau, mà tập trung hướng các cháu tự soi chiếu chính mình của hiện tại và trước đây, để có động lực nỗ lực hơn. Bởi từng cá nhân học sinh đối với thầy cô chúng em là 1 phiên bản duy nhất, tiềm năng nhất trên con đường của chính các cháu.


Sep 06, 2024

2 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL Print Email