Tips Trau Dồi Kỹ Năng Tranh Biện (Debating Skills) Hiệu Quả

Nhận được sự đón đọc và chia sẻ của bố mẹ về 50+ đề tài cho con luyện tập tranh biện, em nhận thấy đây cũng là một kỹ năng rất được chú trọng. Bài viết này em xin chia sẻ cùng bố mẹ một số cách thức giúp con cải thiện kỹ năng tranh biện được trau chuốt và bài bản hơn, hỗ trợ con thích nghi đa dạng với các chủ đề cũng như hình thức tranh biện.

Bố mẹ có thể tìm đọc và lưu lại các chủ đề mà em đã chia sẻ tại đây: https://www.facebook.com/groups/homeschoolingcungconhoctainha/posts/2020248318341437/

CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CHO BUỔI TRANH BIỆN KÈM MỘT SỐ LƯU Ý NHO NHỎ ĐỂ CON

  Bước quan trọng: Nghiên cứu kỹ lưỡng về chủ đề – Research:

Tra cứu là một bước tuyệt vời để con chuẩn bị các lập luận thuyết phục. Các khía cạnh con cần tra cứu về chủ đề đó cần càng mở rộng, càng đa chiều càng tốt, không chỉ về quan điểm mình đồng tình hay ủng hộ, mà còn cần tìm hiểu sâu về cả hai phía của cuộc tranh luận. Có như vậy, khi phản biện về ý kiến đối lập, con đủ hiểu biết để đưa ra những lập luận có căn cứ cho quan điểm của mình.

Trong quá trình tra cứu và chuẩn bị, các con hãy thử viết xuống 3 quan điểm ủng hộ và 3 quan điểm phản đối lập luận của mình. Mẹo này có thể giúp con đoán trước các luận điểm của đối phương và chuẩn bị ý phản biện tốt hơn.

  Đảm bảo tính khách quan – Stay rational:

Trong debating, rất cần thiết để con chia nhỏ quan điểm của mình để luôn giữ trạng thái lý trí và logic nhất khi đưa ra lập luận. Việc chia nhỏ từng phần sẽ giúp ích rất nhiều cho con đối với những chủ đề mang tính cá nhân hóa/ hay có tầm ảnh hưởng đối với 1 ai đó, hoặc con không đồng tình với vấn đề được đưa ra. Trong quá trình này, con cần phải học cách giữ trạng thái cân bằng, kiềm chế 2 luồng cảm xúc gồm cả phấn khích hay tức giận để đảm bảo tính khách quan nhất cho buổi debate.

  Tập tư duy đều => hình thành tư duy nhanh:

Với 50+ chủ đề tranh biện em đã chia sẻ trước đây, đó cũng nhằm mục đích khuyến khích các con luyện tập suy nghĩ thường xuyên. Tính chất tranh biện thường sẽ không cho phép con được tạo ‘khoảng lặng’. Con cần có khả năng suy nghĩ nhanh chóng và trả lời các câu hỏi cũng như nhận xét ngay lập tức trong khi tranh luận. Sự do dự trong quá trình này có thể làm lãng phí thời gian và những lập luận mấu chốt của con. Khả năng suy nghĩ và tư duy đều đặn, giúp hình thành ý tưởng nhanh có thể giúp ích con rất nhiều không chỉ trong debate mà còn trong cuộc sống.

  Lắng nghe – Ghi chú:

Tranh biện không chỉ yêu cầu con có khả năng trình bày hay phản biện, mà yếu tố lắng nghe và ghi chú cũng là một phần vô cùng quan trọng. Trong tranh biện, kỹ năng nghe ghi chú giúp con lưu lại những điểm chính trong quan điểm đối lập, để con tư duy được những thiếu sót trong quan điểm đó nhằm đưa ra lập luận của mình một cách chặt chẽ từng bước một. Lập luận càng có cơ sở vững chắc dựa vào những lỗ hổng của đối phương, tính thuyết phục của quan điểm con càng được nâng cao.

  Cải thiện kỹ năng thuyết trình:

Không chỉ với tranh biện, kỹ năng thuyết trình là đặc biệt quan trọng trong tất cả các khía cạnh từ học thuật, đời sống cho đến sự nghiệp. Trong một cuộc thi tranh biện, cách chúng ta thuyết trình và trình bày quan điểm sẽ quyết định cách đối phương nhìn nhận mình. Kỹ năng trình bày tốt trong khi tranh luận có thể giúp con nhận được sự tôn trọng từ đối phương.

Để luyện tập thuyết trình cho bài tranh biện, con cần trình bày với tốc độ vừa phải và sử dụng giọng điệu rõ ràng để tất cả mọi người có thể hiểu được những gì con đang nói, âm thanh lời nói cần phát ra chắc nịch với sự tự tin, đồng thời duy trì giao tiếp bằng mắt với đối phương. Trong một số trường hợp phản biện không thuận lợi, con có thể bị bồn chồn khi trình bày lập luận của mình, hãy cố gắng bình tĩnh. Người ta thường dễ bị nhận biết đang lo lắng thông qua cử chỉ tay hay đôi mắt. Vì vậy trong tình huống này, hít thở sâu và nếu được, con có thể phối hợp cử chỉ tay để nói chuyện, và điều chỉnh ánh mắt, biểu cảm từ từ để lấy lại phong độ.

  Nâng cao nhận thức xã hội:

Để ngày càng trở nên cứng cáp hơn với kỹ năng tranh biện, con hãy mở rộng vốn hiểu biết của mình trong nhiều lĩnh vực hơn, như học thuật, xã hội, kinh tế hay chính trị chẳng hạn. Dĩ nhiên kiến thức là vô hạn, hãy giữ quá trình học hỏi của con đều đặn và ngày một nâng cao, để đảm bảo một nền tảng bền vững.

Tranh biện có vô vàn chủ đề yêu cầu con cần phải lý luận và giải quyết. Việc nâng cao nhận thức cũng sẽ giúp con kết nối với những người giỏi hơn để tích góp vốn hiểu biết thực tiễn cho mình, nhằm củng cố những quan điểm.

TÓM LẠI, CÓ MỘT VÀI ĐIỂM CON CẦN LƯU Ý ĐỂ NÂNG CAO KỸ THUẬT TRANH BIỆN NHƯ SAU:

  •   Preparation of your topic – Tra cứu và chuẩn bị.
  •   Stay on topic – Tránh lạc đề, tập trung tối đa vào lập luận củng cố quan điểm.
  •   Speak clearly, and charismatically – Trình bày rõ ràng, chắc nịch và có sức thuyết phục.
  •   Be confident with your topic – Hãy tự tin, tin vào thông điệp và quan điểm mình trình bày, điều này sẽ thuyết phục khán giả tin ở con.
  •   Think about your body language and what it’s saying to your audience – Hãy nghĩ về việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể và hiệu quả của nó khi truyền tải đến khán giả.
  •   Listen and take notes – Nghe và ghi chú.
  •   Anticipate your opponent’s questions before they’re uttered – Đoán trước lập luận của đối phương trước khi họ trình bày.
  •   Tell a story or give an illustration with an example to make your point – Hãy kể câu chuyện minh họa hoặc đưa ra dẫn chứng cụ thể ủng hộ quan điểm của mình.
  •   Use a strong conclusion – Kết luận quan điểm mạnh mẽ, súc tích và mang tính thuyết phục cao.
  •   Don’t take cheap shots at your opponents – Đừng xem nhẹ đối thủ tranh biện. Hãy tôn trọng, nhã nhặn và lịch sự.

Kỹ năng tranh biện không chỉ giúp con thắng một phiên debate hay đi thi; mà con rèn giũa rất nhiều khía cạnh trong quá trình phát triển, mang lại vô số bài học giá trị và bổ ích cho chặng đường sau này.


Sep 11, 2024

7 0 | A- A A+ | SHARE_ON_FACE_BOOK_LABEL Print Email