Nuôi dạy con cái không chỉ là một môn khoa học, và nếu nó là một hình thức nghệ thuật, thì nó rất chi là góc cạnh. Mối quan hệ mẹ và con gái, cha và con trai, con gái với cha, và mẹ với con trai đều khác nhau, và “kịch bản” có thể căng thẳng bất cứ lúc nào. Bạn cần đối xử công bằng với con cái nhưng không được cùng một cách
Một chuyến bay không dài từ Raleigh lên Boston nhưng cũng vừa đủ để mình khép lại những chương cuối của cuốn sách Grit – Tính lì đòn (Angela Duckworth), mà đọc mãi mấy tuần mới hết, không phải vì lười mà là vì từng trang sách cứ như đang đồng điệu với chính bản thân.
- Thầy ơi, con nhờ thầy nói chuyện với bố/ mẹ con được không ạ.- Con bị cô giáo phạt oan, và cô không chịu nghe con giải thích.- Con thích bạn này nhưng mẹ con không muốn thảo luận với con.- Con không muốn học theo kiểu mấy lớp mẹ con bắt học nữa, nhưng cả tuần nay, con chẳng gặp được mẹ.- Trên lớp, con chẳng thấy mình muốn kết nối, tâm sự với bạn ...
KHI NÀO BỐ MẸ MỚI BỚT BỚT KIỂU..."CÁI GÌ CŨNG TẠI THẦY CÔ, TRƯỜNG HỌC". 3 năm qua, nhẩm lại thì mình cũng họp không dưới 100 cuộc họp lớn bé với phụ huynh ở các trường. Có nhiều cuộc họp, mình bước ra khỏi phòng, rất cảm động với tấm lòng và sự đồng cảm, đồng hành của bố mẹ, cũng như trân trọng mức độ chừng mực, lễ nghi của bố mẹ
"GIÁO DỤC ƯU TÚ” ĐANG “KÌM CHÂN” NHỮNG ĐỨA TRẺ ƯU TÚ.... Lại xong hai ngày dài làm việc với đội ngũ giáo sư Khoa giáo dục của Đại học Duke, mình học hỏi được nhiều về công trình kỳ công của họ trong việc phát triển chương trình, phương pháp và mô hình trường học dành cho học sinh TÀI NĂNG ƯU TÚ.
Khi Thượng Hải (Trung Quốc) tham gia PISA lần đầu tiên vào năm 2009, họ ngay lập tức đứng đầu ở cả ba hạng mục. Kết quả này đã làm rung chuyển rất nhiều nước phương tây. Báo giới phương tây khi ấy điên cuồng đồn đoán về sức mạnh của giáo dục theo “Mô hình Châu Á” và kêu gọi chính phủ nâng cao các chuẩn mực để bắt kịp với cạnh tranh toàn cầu.
Tạo ra một môi trường giáo dục ưu việt, đột phá và mang lại nhiều giá trị giáo dục cho các thế hệ học sinh là một khao khát thật sự đáng quý của bất cứ ai lựa chọn con đường giáo dục thực chất, đặc biệt với những ai quyết tâm dành cuộc đời để theo đuổi giáo dục như là nghề và nghiệp.
NHỮNG “VŨNG BÙN” ĐANG “NHẤN CHÌM” CON TRẺ. Các nhà nghiên cứu giáo dục và xã hội học đang gióng một hồi chuông cảnh báo: Đám trẻ ngày này – và có khi kể cả người lớn – đang bị mắc kẹt trong cái gọi là low-level addictive behaviors (những hành vi gây nghiện “bậc thấp”).