(Status “ăn theo người nổi tiếng” – có một bác viết “Toán học là gì?” và lôi đề thi toán THPT năm nay ra “đập” – từng bài một - và coi việc ra đề như thế là “khủng bố”, “phản động” - rất được sự quan tâm và “chăm sóc” của cộng đồng mạng. Mình cũng ném đá xem sao...)
Mùa thi vào lớp 6 và lớp 10 công lập đang là chủ đề nóng hổi trên khắp các diễn đàn. Nhân cơ hội này, mình muốn chia sẻ một số trải nghiệm và suy nghĩ về cách giúp con sống tốt/thành công khi bước vào đời. Góc nhìn này có thể khác với số đông, nhưng những trải nghiệm của mình đều là sự thật 100%.
Có phải chỉ có giáo viên mới được tham gia, làm việc trong mảng giáo dục?Có 1 bạn nằm trong FB friend list của mình, vốn là 1 cô giáo, trước đó, cô bán hải sản online, rồi sau này, cô tự mở trường tư, nói chung cô hoạt động trong ngành giáo dục. Cô kết bạn FB với mình lúc nào, mình cũng không nhớ. Nhưng gần đây, cô có đăng 1 bài viết, nội dung mình...
Trong vài năm qua, mình đã tiếp xúc với hàng ngàn người mẹ, sống ở khắp các tỉnh thành trong nước lẫn nước ngoài, làm nhiều công việc khác nhau và có trình độ cao thấp khác nhau. Điểm chung của các bạn khi tìm đến mình là: rất yêu thương con cái.
Trong bài viết trước, mình có chia sẻ về vai trò “cô giáo” của người mẹ. Mình cho rằng, nhiều người mẹ đã khoát cái áo quá rộng so với năng lực của bản thân họ (khi mẹ không đủ kiến thức chuyên môn về giáo dục, cũng như không có kỹ năng sư phạm và càng không hiểu về tâm lý giáo dục).
Bước 1: Phân tích tổng quan. Thông thường, những Phụ Huynh mà mình từ chối sẽ rơi vào 1 trong các nhóm sau:. - Lên kế hoạch học tập cho con kiểu “nồi lẩu thập cẩm”. Họ đọc rất nhiều, có mặt trong đủ hội nhóm, góp nhặt đủ thứ, và tạo thành 1 nôi lẩu tả pí lù, nhiều thứ rất mâu thuẫn với nhau.
Như đã nói, một người có tư duy phản biện tốt sẽ thành công bất kể ngành nghề, môi trường sống. Tư duy phản biện không phải bẩm sinh, mà cần được học hỏi và rèn luyện. Ngược lại với tư duy phản biện là sự nguỵ biện - lối suy nghĩ sai lệch thường gặp ở những người thiếu kiến thức.
Shellie Burrow, nhà sáng lập của tổ chức SAIL (Giải pháp cho việc học nâng cao và cá nhân hóa) là một chiến binh bền bỉ vì những đứa trẻ gặp khó khăn trong học tập. Cô đã phát hiện ra một mô típ rất nguy hiểm đang tiềm tàng trong hệ thống giáo dục bấy lâu nay:“Nhiều trường học ‘chuẩn mực’, ‘truyền thống’ thật ra không làm gì khác ngoài việc đợi cho...
Một tuần chạy túi bụi, giờ mới thư thả ngồi đọc sách, tình cờ gặp lại 'Stanford Duck Syndrome': con vịt (ý nói sinh viên) Stanford nhìn có vẻ yên bình trên mặt nước, nhưng bên dưới thì chân nó đang đạp ná thở... Mình thì thích gọi là ‘Stanford Swan Syndrome’, một là viết tắt 3S cho dễ nhớ, hai là vì nhiều người hay thích thiên nga cho bề ngoài lung...
Ngồi trên máy bay và sân bay suốt 24 tiếng, quá nhiều cảm xúc và suy nghĩ cứ chạy loạn tứ tung trong đầu óc lùng bùng, sau một chuyến đi đủ dài để mình vỡ ra thêm nhiều điều. Chợt nhớ mai là 20/11 rồi, nên muốn viết cái gì đó thật cảm hứng để gởi tặng cho những người đứng trên bục giảng mà mình thấy đúng là họ đang đi ngược gió trong một guồng chạy...
Phần 1: Nguyên tắc của mẹ Em xin chia sẻ quan điểm bản thân về hành trình nuôi dạy con. Sẽ có nhiều phần, từ từ em viết. Mong sẽ giúp được cho các bố mẹ ở đây ít nhiều. Phần đầu tiên sẽ là nguyên tắc làm mẹ, của mẹ. 1- Nguyên tắc đầu tiên là tránh xa STRESS, càng xa càng tốt Căng thẳng, lo âu, stress chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các ...